Tính cách được các nhà tuyển dụng chào đón? Câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến

 Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, việc giao tiếp và làm việc với đồng nghiệp, đối tác là tất yếu. Chính vì thế, nhà tuyển dụng sẽ luôn đề cao một ứng viên có thể trình bày rõ ràng ý kiến của mình, lắng nghe người khác cũng như khả năng thuyết phục, xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh. Trong bản CV của bạn, hãy chắc chắn bạn có những dẫn chứng cụ thể để chứng minh bạn có khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt (nói trước đám đông, giải quyết một bất đồng trong nhóm, kết nối mọi người trong một sự kiện,…)

Tính cách được các nhà tuyển dụng chào đón? Câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến

Xốc vác, nhiệt tình

Nếu bạn không thể thể hiện sự hào hứng với công ty trong cuộc phỏng vấn thì động lực nào đủ lớn để bạn làm việc? Đây là lối suy nghĩ “kiểu chuẩn” của giới tuyển dụng. Ứng viên được chọn sẽ luôn luôn là những người có khao khát lớn lao, và dồi dào năng lượng. Nếu bạn cứ nhẩm trong đầu “Mình cực thích công việc này”, “Hẳn sẽ rất tuyệt vời!” thì thái độ của bạn cũng tự nhiên sẽ thể hiện sự hào hứng.

EQ (Chỉ số thông minh cảm xúc)

Bạn có phải là người biết cách xoa dịu tình thế? Bạn có thấu hiểu được bản thân mình và có thể thúc đẩy, “lôi” được những nét tính cách tốt đẹp của người khác? Bạn có phải là người có thái độ tích cực… chính là những đánh giá ban đầu mà chỉ số EQ của bạn mang tới cho nhà tuyển dụng. Tuy EQ không được dạy ở trường nhưng nó lại đóng một giá trị rất lớn cho việc thành công của một ai đó, vì thế, bạn có thể tận dụng chỉ số này để ghi điểm với người đối diện khi đi xin việc.

Thái độ tôn trọng

Một trong những điều phá hỏng một buổi phỏng vấn nhất chính là thái độ thiếu tôn trọng. Thái độ này có thể là mang cà phê theo vào phòng, nhìn điện thoại trong lúc phỏng vấn hoặc quên tắt nó đi. Mọi nhà tuyển dụng đều luôn tìm kiếm những người hiểu chuyện và hành xử đúng mực. Hãy nhớ nói “làm ơn”, “cảm ơn”; và chỉ ngồi khi được mời.

Đam mê

Bạn làm việc một cách mê mẩn, hay chỉ cố để làm cho xong? Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn yêu công việc và sẵn sàng “lăn lộn”, nỗ lực hết mình cho công việc. Vì thế, hãy cho họ biết rằng bạn sẵn sàng học hỏi và sẵn sàng đóng góp.

Ham học hỏi

Tò mò học hỏi đồng nghĩa với việc bạn luôn tìm cách học hỏi và trau dồi bản thân, cho thấy rằng bạn không “ngủ quên trên chiến thắng.” Hãy thể hiện điều này bằng cách nghiên cứu về công ty, hỏi những câu hỏi đắt giá thể hiện rằng bạn quan tâm đến công ty và vị trí công việc mà công ty đang tuyển.

Câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến và cách vượt qua chúng

Nhược điểm lớn nhất của bạn là gì?

Câu hỏi này là một cái bẫy cực lớn. Đừng nên quá thật thà kể về nhược điểm nghiêm trọng nhất mà rất có thể khi nghe xong họ sẽ vo tròn CV của bạn và… ném vào sọt rác. Thay vào đó, cũng không nên nói dối hoặc tự tin là “tôi chẳng có nhược điểm nào cả”. Cách tốt nhất ở đây là hãy thành thật nói về một nhược điểm mà bạn có thể sửa đổi và tiện thể nói luôn là bạn đang thay đổi nó như thế nào.

Câu trả lời điển hình: “Nhược điểm của tôi là thiếu kiên nhẫn. Tôi co xu hướng muốn mọi thứ phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, vì thế khi làm một việc gì đó mà không có được câu trả lời nhanh chón, hoặc khi quá trình diễn ra có chậm hơn bình thường, tôi thường bị mất kiên nhẫn. Giờ thì tôi đang tập nghĩ rằng những người khác cũng rất bận rộn và tôi cố gắng dành cho họ nhiều thời gian hơn để hoàn tất công việc. Hoặc nếu không, tôi cũng sẽ cố gắng hỏi họ một cách thân thiện rằng liệu họ có lỡ quên làm việc đó không”.

Bạn đã từng phải trải qua thất bại lớn lao nào?

Cũng như câu hỏi số 1, hãy kể về một thất bại mà bạn đã học được nhiều bài học kinh nghiệm từ đó. Và quan trọng hơn, bạn đã cố gắng như thế nào để giải quyết “hậu họa” của thất bại đó.

Câu trả lời điển hình: “Thất bại lớn nhất của tôi đó là khi tôi bị mất một nửa triệu đô-la khi thỏa thuận hợp đồng bởi vì tôi đã không chuẩn bị đủ để gây ấn tượng với đối tác. Tôi đã thua các đối thủ cạnh tranh của mình. Sau khi nghe tin, tôi đã gọi công ty đó và cuối cùng đã thuyết phục được họ kí hợp đồng với công ty của tôi với một mức thương thảo tốt hơn. Dẫu tôi đã không kiếm được 500.000 đô la, nhưng giờ thì tôi biết mình nên lên kế hoạch kĩ lưỡng như thế nào cho những lần “làm ăn” sau đó”.

Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Câu hỏi này đồng nghĩa với một thắc mắc khác của nhà tuyển dụng, rằng “Bạn có thể mang lại điều gì cho chúng tôi mà những ứng viên khác không thể?”. Và trong trường hợp này, đừng trả lời theo kiểu bạn đang muốn có một công việc hay muốn sinh sống ở thành phố ấy thế nào. Quan trọng là bạn có những kiến thức và kĩ năng chuyên môn gì, đồng thời đưa ra các chứng cứ cụ thể (bằng cấp, kĩ năng…)

Câu trả lời điển hình: “Ông nên tuyển tôi làm nhân viên kinh doanh bởi vì tôi là một nhân viên chăm chỉ, với nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thảm len. Tôi sẽ cống hiến cho công ty của ông bởi vì trong suốt 5 năm qua như cách tôi đã mang lại 50 triệu đô-la doanh thu cho công ty cũ khi tôi làm việc ở đó với tư cách quản lí cho 5 nhân viên dưới quyền”.

Bạn thích làm việc độc lập hơn hay làm việc nhóm hơn?

Câu hỏi này cũng khá mẹo khi phỏng vấn xin việc, khi mà bạn không muốn để nhà tuyển dụng đánh giá rằng mình là một kẻ chỉ biết làm việc một mình, cũng chẳng muốn để họ nghĩ rằng bạn chỉ có thể làm việc nhóm mà thiếu khả năng làm việc độc lập. Tốt nhất, hãy trả lời bằng cách cân bằng cả hai bằng một ví dụ cụ thể, chẳng hạn trong một số trường hợp thì bạn thích làm việc một mình, nhưng về lâu về dài bạn vẫn là một thành viên năng nổ trong làm việc nhóm.

Câu trả lời điển hình: “Khi nhiệm vụ chỉ cần một người làm, tôi muốn làm việc một mình và sau đó trình bày công việc của mình với cả nhóm để nhận được phản hồi từ mọi người trong nhóm, như vậy tôi có thể vẫn phát triển được thành phẩm của mình. Tương tự, nếu nhiệm vụ đó quá lớn để giải quyết một mình, tôi lại muốn được làm việc nhóm để chia sẻ công việc với những người khác. Và nêu một thành viên trong nhóm không thể hoàn tất công việc của anh ta/cô ta đung hạn, thôi sẽ chẳng ngại hỗ trợ họ để cuối cùng cả nhóm vẫn hoàn tất được công việc đúng giờ”.

Bạn nghĩ mình dư khả năng hay chưa đủ khả năng để đảm đương vị trí này?

Đối với những câu hỏi chứa đựng cả hai mặt ưu/nhược, hãy chọn phương án “đứng giữa”. Trong trường hợp này, hãy kể ra những ưu điểm cho phép bạn đảm đương tốt công việc này, đồng thời cũng nói thật rằng có những kĩ năng bạn nghĩ mình cần rèn luyện thêm mới có thể làm được”.

Câu trả lời điển hình: “Đối với kinh nghiệm thực tế trong ngành công nghiệp này mà nói, tôi cho rằng mình là một ứng viên có đủ khả năng để đảm đương nhiệm vụ này, tuy nhiên, vì vị trí này thuộc một phòng ban khác và vai trò này cũng còn mới mẻ đối với tôi, nên tôi vẫn phải cố gắng mới có thể làm quen được với vai trò mới”.

Sự chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp có thể được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tỏ ra thân thiện nhưng đừng đến mức xem nhà tuyển dụng như BFF của bạn. Hãy trông thật chuyên nghiệp, có mặt trước giờ phỏng vấn và thể hiện tốt phép lịch sự.

Có tinh thần làm việc nhóm

 Nhà tuyển dụng sẽ dễ bị thu hút bởi những người có tinh thần đồng đội, những người hiểu được giá trị của làm việc nhóm. Ví dụ, khi được hỏi về những đóng góp của bạn trong một dự án trước đó, đừng nói rằng “Tôi đã làm” mà thay vào đó, hãy nói rằng “Tôi đã góp phần xây dựng XYZ với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đồng đội.” Tinh thần làm việc nhóm không chỉ thể hiện ở năng lực lãnh đạo của bạn, mà còn ở việc bạn hợp tác và lắng nghe những chỉ dẫn từ người khác như thế nào.

Trình bày dõng dạc, rõ ràng

Bạn có từng tập luyện phản xa trước những câu hỏi khó? Nếu chưa, hãy tập trả lời những câu hỏi này bằng các dẫn chứng thuyết phục, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho phần trả lời của mình. Hãy cố tránh “ờ”, “ừm”. Nếu bị “nghẽn mạng”, hãy dừng lại một chút và dùng những câu như “Đó quả là một câu hỏi thú vị” để cho mình thêm thời gian suy nghĩ và lấy lại tinh thần.

Có tính tổ chức

Phẩm chất này có thể được đánh giá bằng nhiều cách. Nếu được hỏi tính tổ chức của bạn đã “toả sáng” thế nào trong những dự án phức tạp, hãy đưa ra nhiều ví dụ liên quan đến trải nghiệm quản trị tài chính doanh nghiệp làm việc trước đây của bạn. Các nhà quản lý luôn muốn nhân viên của họ làm việc hiệu quả, kỹ năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giỏi giang ra sao.

Làm việc hướng đến kết quả

Nói về những kỹ năng tuyệt vời là một chuyện nhưng chứng minh nó lại là chuyện khác. Bạn nên sử dụng nhiều ví dụ để minh hoạ những thành tựu cụ thể của mình. Ví dụ, “Chúng tôi đã giúp tăng doanh thu lên 20%. Tỉ lệ hàng tồn kho giảm xuống 5%.”

Linh hoạt 

“Điều duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi” - và môi trường công ty cũng như vậy. Nếu bạn có thể cho thấy mình quen thuộc với sự thay đổi, linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh, thì bạn đã vừa ghi điểm quan trọng rồi đấy.

Tận tuỵ và trung thành

Cân bằng cuộc sống là điều quan trọng để có một cuộc sống vui vẻ, nhưng lúc này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ làm mọi thứ cho đến khi xong việc. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí “sếp”, thì điều đó nghĩa là bạn sẵn sàng làm việc ngoài giờ, cho đến khi công việc hoàn thành đúng thời hạn.

Ngoan cường

Nếu bạn thể hiện được rằng bạn sẽ không dễ dàng chịu thua, bỏ cuộc, thì bạn đã phần nào thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính. Sự quyết tâm, tinh thần ngoan cường và càu tiến học hỏi sẽ cho thấy bạn là một chiến binh đáng giá.

Tự tin

Luôn có một ranh giới mỏng manh giữa tự tin và kiêu ngạo, và cũng có một lằn ranh giữa khiêm nhường và tự ti. Hãy tìm cho mình một vị trí ở giữa, đừng ngại thể hiện sự tự hào của mình với những công việc mình đã làm thông qua một nụ cười và những ví dụ cụ thể về những dự án thành công trước đây của bạn.

Hài hước

Khiếu hài hước cũng thu hút phần lớn các nhà tuyển dụng. Bạn không cần phải đi học ở đâu cả, cũng không cần cố gắng chọc cười. Chỉ cần thể hiện khiếu hài hước thật thông minh và khéo léo thông qua những câu trả lời của mình. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng vượt mặt đối thủ.

Câu hỏi tính cách bạn nên chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn

1.Kể về một thời gian khi bạn phải làm việc với một người nào đó có tính cách rất khác với bạn.

2. Hãy cho tôi một ví dụ về lần bạn phải đối mặt với một cuộc xung đột trong khi làm việc nhóm. Làm thế nào bạn xử lý tình huống này?

3. Bạn đã làm thế nào để tạo dựng quan hệ với một người quan trọng?

4. Chúng ta đều có những sai lầm. Hãy nói về một sự việc mà bạn nghĩ mình đã có một cách xử lý sai lầm trong quá khứ.

5. Hãy nói về lần bạn đã phải dùng mọi cách để lấy được thông tin từ một người không có tính hợp tác. Bạn đã làm thế nào để đạt được điều mình muốn?

Lời khuyên cho bạn : Đối với câu hỏi như thế này, bạn cần có một câu chuyện để minh họa khả năng của mình. Những tranh luận, khó khăn, hạn chế trong quá trình học tập hay làm việc trước đây, hay cả những vấn đề như xung đột cá tính cũng có thể là những câu chuyện hay để lồng ghép vào phần này.

CÂU HỎI VỀ KHẢ NĂNG ĐỐI ỨNG VỚI KHÁCH HÀNG

Nếu vai trò của bạn sẽ liên quan đến khách hàng, chắc chắn là bạn sẽ nhận được những câu hỏi liên quan đến trải nghiệm chăm sóc khách hàng. Những câu hỏi bạn có thể phải đối diện :

6. Nói về một trải nghiệm mà khi đó bạn tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng. Bạn đã làm điều đó như thế nào ?

7. Hãy kể về lần bạn không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Điều gì đã xảy ra, và làm thế nào bạn cố gắng để khắc phục chuyện này?

8. Hãy kể về lần bạn chắc chắn rằng khách hàng hài lòng về dịch vụ của bạn?

9. Bạn đã từng làm việc với khách hàng khó tính lần nào chưa? Và bạn đã làm thế nào để họ hài lòng ?

10. Khi làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, bạn làm thế nào để đặt ra thứ tự ưu tiên cho từng người?

CÂU HỎI VỀ KHẢ NĂNG HÒA NHẬP

11. Hãy nói về khoảng thời gian bạn đã phải chịu rất nhiều áp lực. Chuyện gì đã xảy ra, và bằng cách nào bạn đã vượt qua?

12. Hãy nói về một sự thay đổi lớn ở công ty/môi trường học và những ảnh hưởng của nó đến bản thân bạn?

13. Bạn đã làm thế nào để nắm những vấn đề mấu chốt ở công việc đầu đời?

14. Hãy cho tôi ví dụ về khoảng thời gian khi bạn phải suy nghĩ và giải quyết một tình huống khó khăn hay khó xử.

15. Bạn có thể kể về một thất bại mà bạn từng có, và cách bạn vượt qua.

CÂU HỎI VỀ KĨ NĂNG QUẢN LÝ

16. Kể về lần bạn đã phải lập một chiến lược riêng để đạt được tất cả những ưu tiên hàng đầu do bản thân đề ra.

17. Hãy nói về một dự án dài hạn mà bạn từng quản lý. Làm thế nào bạn vận hành được dự án đúng thời hạn?

18. Đôi khi bạn không thể hoàn tất cả những việc mình đã lên kế hoạch và chắc hẳn bạn đã phải chịu đựng nhiều áp lực. Bạn đã làm gì để vượt qua?

19. Kể về một mục tiêu bạn đã đặt ra cho chính mình. Làm thế nào để đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được mục tiêu đề ra?

20. Hãy kể về lần bạn được giao phó rất nhiều trách nhiệm và phải quản lý chúng. Bạn đã làm thế nào để xử lý?

CÂU HỎI VỀ KĨ NĂNG TRUYỀN THÔNG

Kỹ năng truyền thông không chỉ cần thiết trong công việc mà cả trong cuộc sống thường ngày. Hãy chuẩn bị sẵn một số câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây để kịp thời ứng phó:

21. Hãy cho tôi ví dụ về khoảng thời gian khi bạn đã thuyết phục thành công một người nào đó để xem xét mọi thứ theo góc nhìn của bạn.

22. Bạn đã làm thế nào để mọi người có thể hiểu bạn, và những góc nhìn chuyên môn của bạn.

23. Kể về lần bạn đã phải dùng văn bản để trình bày ý tưởng của mình đến cả nhóm làm việc cùng.

24. Hãy kể cho tôi về lần bạn đã phải diễn giải một vấn đề phức tạp với khách hàng.

25. Kể về một bài thuyết trình mà bạn đã thực hiện thành công.

CÂU HỎI VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng /tuyển sinh sẽ gài những câu hỏi giúp họ hiểu hơn về động lực ứng tuyển của ứng viên. Việc bạn cần làm là đưa ra những câu trả lời có lợi cho bản thân, khiến họ nghĩ rằng bạn thực sự hào hứng với cơ hội này.

26. Hãy nói về thành tựu đáng tự hào nhất.

27. Hãy nói về lần bạn đưa ra được một sáng kiến hữu ích để giải quyết một vấn đề, trước khi một ai đó đưa ra được giải pháp của họ.

28. Kể về một thời gian khi bạn phải làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ hoặc giám sát vô cùng lỏng lẻo. Bạn đã giải quyết việc đó thế nào?

29. Về tính sáng tạo trong công việc. Bạn cảm thấy thế nào về những cơ hội và khó khăn khi được tự do sáng tạo trong công việc?

30. Kể về một lần bạn đã không hài lòng trong công việc của chính mình. Nếu được làm lại, bạn nghĩ mình sẽ có thể làm gì để công việc đó có thành quả tốt hơn?

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp tư vấn quảng cáo ngoài trời, in hiflex khổ lớn, In PP, In decal... Chuyên Tư Vấn, Thiết Kế, Thi Công Bảng Hiệu, Hộp Đèn Quảng Cáo, Mặt Dựng Alu. Với Chất Lượng Hàng Đầu Hcm, Thi Công Chuyên Nghiệp, Giá Cả Cạnh Tranh,. Chuyên in khổ lớn quảng cáo CÔNG TY TNHH IN ẤN QUẢNG CÁO SONG PHÁT..., in khổ lớn, công ty in khổ lớn, in song phát, in hiflex khổ lớn, thi công bảng hiệu khổ lớn, công ty in tphcm, in ấn quảng cáo khổ lớn, xưởng in khổ lớn, xưởng in song phát, in hiflex song phát, in hiflex giá rẻ.

Website: https://inkholon.com.vn/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK