Vượt qua đại dịch nhờ gắn kết nhân viên tạo điều kiện cho nhân sự khả năng giao tiếp

 Huấn luyện nhân viên là quá trình áp dụng các phương pháp đào tạo cụ thể, rèn luyện phát triển năng lực cho nhân viên và định hướng nhận thức. Đồng thời, khuyến khích nhân viên mạnh dạn đóng góp ý kiến, phát huy tối đa óc sáng tạo để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Vượt qua đại dịch nhờ gắn kết nhân viên tạo điều kiện cho nhân sự khả năng giao tiếp

Vai trò của kỹ năng huấn luyện nhân viên

Là nghệ thuật cải tiến cách thức làm việc của nhân viên. Giúp người quản lý có thể phát hiện sâu và giúp đội ngũ nhân viên phát triển năng lực ở tầm cao hơn.

Giúp cấp dưới xác định được mục tiêu lâu dài của mình và lên kế hoạch cụ thể từng giai đoạn để đạt được mục tiêu công việc đã đặt ra. Giúp phát triển năng lực và tính độc lập cho đội ngũ nhân sự để cấp quản lý có đủ niềm tin cần thiết khi giao phó nhiệm vụ quan trọng.

Phát huy tối đa năng lực của nhân viên, tập trung vào những mục tiêu cao hơn để có thể phát triển tổ chức một cách tốt nhất.

Các phương pháp huấn luyện nhân viên hiệu quả

Có nhiều phương pháp để huấn luyện và đào tạo nhân viên hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp đều dựa trên một nguyên tắc chung là bảo mật thông tin cá nhân và niềm tin giữa người huấn luyện viên và nhân viên.

Trí tuệ xúc cảm

Kinh doanh thành công phụ thuộc nhiều vào trí tuệ xúc cảm hơn là học thuật. Bởi những người này có khả năng nhận thức vấn đề và tự điều chỉnh bản thân. Đồng thời, họ cũng rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác và có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Tự nhận thức

Những người tự nhận thức có khả năng biết được cảm xúc, phản ứng của bản thân để nhìn nhận các việc đã làm và chưa làm. Từ đó, họ có hướng giải quyết đúng đắn cho công việc của họ.

Tự điều chỉnh

Tự điều chỉnh luôn đi đôi với tự ý thức. Do đó, những loại người này sẽ có khả năng nhân biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Họ là những người làm việc rất tốt theo nhóm và giỏi phát triển các mối quan hệ.

Bước rèn luyện kỹ năng đào tạo và huấn luyện nhân viên hiệu quả

Quá trình huấn luyện và đào tạo sẽ tạo cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân. Từ đó, giúp họ hoàn thành công việc hiệu quả hơn, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp. 

Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau

Đào tạo hiệu quả cần có sự tôn trọng và tin tưởng giữa huấn luyện viên và nhân viên. Bởi đây không phải là khóa học ngắn ngày mà là quá trình học hỏi lâu dài. Do đó, nếu không có sự tin tưởng thì việc đào tạo chỉ làm mất thời gian của các bên.

Xác định mục tiêu và lý do đào tạo

Trước khi triển khai chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên, người quản lý cần xác định rõ mục tiêu cũng như lý do đào tạo. Tuy nhiên, người quản lý không nên lấy những lý do mang tính tiêu cực ra làm mục đích đào tạo như doanh thu ngày càng thấp, nhân viên chưa có tính kỷ luật,… Bởi những lý do này sẽ làm ảnh hưởng tinh thần cũng như gây mất hứng thú học tập cho nhân viên.

Điều chỉnh hành vi

Sau khi đã thỏa thuận rõ ràng những hành vi chưa hiệu quả xảy ra trong môi trường làm việc, người quản lý cần khéo léo đề cập đến những hành vi điển hình hiệu quả. Tuy nhiên, người quản lý không nên đề cập vấn đề này như một lời chỉ trích mà phải đề cập thẳng vấn đề và dẫn dắt họ tìm hướng giải quyết cho phù hợp.

Đề xuất giải pháp

Sau khi đã đưa ra hàng loạt các hành vi cần điều chỉnh và phân tích tác hại của chúng, nhà quản lý cần hỗ trợ nhân viên tìm các biện pháp khắc phục. Là một nhà quản lý, bạn không nên sắp đặt các biện pháp hay bác bỏ ý kiến của nhân viên. Thay vào đó, bạn phải là người gợi ý để nhân viên tìm ra biện pháp tối ưu nhất cho bản thân.

Cam kết hành động

Đây là bước mà nhà quản lý phải yêu cầu nhân viên cam kết thực hiện các biện pháp mà họ đã chọn. Hãy khuyến khích họ hành động và khen ngợi khi họ thành công.

Kiểm soát các lời bào chữa

Trong quá trình đào tạo và huấn luyện, sẽ có lúc nhân viên đưa ra các lý do biện minh cho hành động của họ. Nhiệm vụ của nhà quản lý là khéo léo trình bày mục tiêu và quy trình đào tạo để khích lệ tinh thần cũng như cải thiện chất lượng công việc. Bên cạnh đó, người quản lý cần ghi nhận những lý do mà nhân viên tự bào chữa và bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu với những lý do đó.

Phản hồi và khen thưởng

Việc phản hồi nhanh chóng, kịp thời và thấu hiểu sẽ là động lực giúp nhân viên tăng cường hiệu quả công việc. Nhân viên sẽ không cảm thấy gò bó khi thay đổi. Ngược lại, họ sẽ cảm thấy được công nhận và đánh giá cao sau đào tạo.

Vượt qua đại dịch nhờ gắn kết với nhân viên

Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên là một trong những yếu tố quyết định hoạt động trơn tru của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy thúc đẩy mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, làm tăng sự hài lòng của nhân viên sẽ có lợi cho kinh doanh hiệu quả xử lý khủng hoảng. Trong đại dịch, khi môi trường và cách thức làm việc thay đổi, mối quan hệ sếp – nhân viên cũng bị tác động; nhưng các công ty duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên sẽ ứng phó tốt với cơn bão Covid-19.

Đừng chỉ nhìn vào con số

Điều khiến doanh nghiệp lo lắng nhất trong mùa dịch thường là sụt giảm lợi nhuận. Nhưng đừng vì áp lực lợi nhuận mà bỏ quên các giá trị cốt lõi của công ty. Nói cách khác, đừng chỉ nhìn vào các con số, hãy tập trung vào con người.

Thực vậy, cách doanh nghiệp ứng phó với Covid-19 sẽ được nhân viên, thậm chí cả đối tác, ghi nhớ trong nhiều năm. Hãy tận dụng đại dịch như một cơ hội để củng cố thương hiệu và uy tín trên thị trường, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý. Bằng cách hỗ trợ nhân viên trong giai đoạn này, bạn sẽ gặt hái được lợi ích trong nhiều năm tới.

Giao tiếp cởi mở

Hãy thẳng thắn chia sẻ với nhân viên về thách thức công ty đang đối mặt và cách công ty ứng phó với chúng. Đừng che giấu, hãy minh bạch – giao tiếp cởi mở là chìa khóa để gây dựng lòng tin.

Tốt nhất, hãy cử một nhân sự cấp cao, ví dụ trưởng phòng hành chính nhân sự, thư ký giám đốc, thông báo về những thay đổi của công ty trong mùa dịch. Nhờ vậy, nhân viên nghe được thông tin chính thức thay vì những lời bàn tán.

Giao tiếp chỉ thành công khi thực hiện hai chiều. Hãy khuyến khích nhân viên phản hồi ở cấp độ tập thể và cá nhân. Thực hiện khảo sát nhân viên thường xuyên, tổ chức sự kiện văn hóa nội bộ online hoặc theo nhóm nhỏ là những cách khiến nhân viên cảm thấy được lắng nghe và muốn gắn bó với công ty.

Tích cực khen thưởng

Khi mọi người phải đọc tin tức tiêu cực mỗi ngày về Covid-19, khen thưởng và ghi nhận sẽ giúp cân bằng cảm xúc. Không phải chỉ nhân viên kinh doanh đạt doanh số cao mới đáng khen. Các thành tích như tìm ra giải pháp giải quyết nhu cầu của khách hàng, thích ứng với thách thức hoặc hợp tác hiệu quả đều có thể được tôn vinh và ghi nhận.

Đôi khi, chỉ một lời cảm ơn của giám đốc cũng có tác động lớn đến tinh thần của nhân viên. Sự ghi nhận thường được nhân viên ghi nhớ lâu hơn những phần thưởng vật chất, bởi họ cảm thấy được trân trọng và tạo thêm động lực cho họ.

Hãy tạo ra những cơ chế trao giải đa dạng như thưởng tháng, thưởng tuần, thưởng thành tích, thưởng nỗ lực, thưởng nóng... Nhờ vậy, những nhân sự xứng đáng nhất sẽ không bị ‘bỏ sót’.

Đảm bảo và tăng cường phúc lợi

Đảm bảo toàn bộ nhân viên nhận được đầy đủ phúc lợi của công ty như bảo hiểm sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, tủ thuốc văn phòng... Các sáng kiến hỗ trợ tinh thần nhân viên cũng có thể có ích: tổ chức lớp thiền giờ nghỉ trưa, tham vấn sức khỏe tinh thần online với chuyên gia...

Khi nhiều trường học phải nghỉ vì giãn cách khiến công việc và cuộc sống gia đình của nhiều người bị xáo trộn, công ty cũng nên tạo điều kiện cho nhân sự có con nhỏ làm việc tự do hơn, miễn sao đảm bảo hiệu quả công việc, ví dụ như nghỉ trưa linh hoạt, nới lỏng quy định điểm danh...

Ngoài ra, hãy khuyến khích các trưởng bộ phận hỏi han nhân viên trong nhóm, lắng nghe vấn đề họ gặp phải, kể cả những vấn đề cá nhân.

Hoàn thành trách nhiệm của người quản lý

Do đại dịch, một số công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ việc để duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu đây là trường hợp của công ty bạn, đừng ‘qua cầu rút ván’. Hãy nhớ rằng nhân viên chính là người từng chung lưng đấu cật với bạn.

Nếu bạn giữ vững giá trị cốt lõi của mình và duy trì giao tiếp cởi mở, nhân viên có thể thông cảm cho quyết định của công ty. Điều tốt nhất bạn có thể làm là hỗ trợ họ tìm việc mới. Nếu bạn biết về một cơ hội việc làm, đừng ngại giới thiệu cho họ. Với tư cách là người quản lý, bạn cũng có thể viết thư giới thiệu, trong đó đề cập đến những ưu điểm và thành tích của nhân viên.

Cách để không bao giờ bị ghét trên văn phòng

Tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Sự đồng cảm bắt đầu ở chỗ nghĩ về hoàn cảnh của người khác, hiểu được nỗi đau và phiền toái của họ. Nhờ thế bạn có được cái nhìn toàn cảnh, và giúp bạn cởi mở trong việc giúp đỡ người khác.

Giúp đỡ người khác bằng những việc nho nhỏ

Đó là những việc nhỏ nhặt bạn làm cho người khác mà không mong được đền đáp. Ví dụ như chia sẻ kiến thức, giới thiệu người này với người kia, hay khen ngợi một ai đó trên LinkedIn.

Lựa chọn một lối sống vui vẻ

Khi bạn lựa chọn những hành vi tích cực (như ngồi thiền hay tha thứ cho người khác), bạn nắm giữ chìa khóa để kích hoạt lại một bộ phận trong não được gọi là tiểu thùy tứ giác. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát được cảm giác viên mãn, mục đích và niềm vui của mình.

Lắng nghe lời khuyên và học hỏi từ người khác

Thay vì làm mọi việc một mình, hãy hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ người khác. Chính điều này sẽ tạo ra những cuộc hội thoại tuyệt vời – biết được những gì người khác đang làm, họ làm như thế nào và đâu là mục đích của họ.

Nói bằng giọng điệu tích cực

Hãy học theo những đồng nghiệp được cho là luôn vui vẻ và tích cực. Bạn có để ý đến cách họ nói chuyện không? Hầu hết họ đều tránh dùng những từ, câu hay chủ đề trò chuyện tiêu cực hoặc gây chia rẽ (chính trị hay tôn giáo chẳng hạn). Họ tránh xa những thị phi không cần thiết, những lời đơm đặt ác ý và những xung đột không đâu.

Đặt người khác vào tâm điểm chú ý

Sẽ có một điều kỳ diệu xảy ra khi bạn để người khác nói về bản thân họ, cuộc sống của họ, và điều gì quan trọng với họ. Họ tôn trọng bạn và khi đến lượt mình, họ sẽ rất tò mò muốn biết về bạn. Khi chúng ta chiếu ánh sáng chú ý vào một ai đó và để họ được chú ý, được lắng nghe, và được coi là đặc biệt – ta cũng có cảm giác thật thoải mái. 

Xem xét cả hai mặt của vấn đề

Chúng ta gọi đó là sự tự ý thức, tức là nhìn cả hai mặt của vấn đề bằng cách sử dụng cảm xúc của mình và cả của người khác để có được sự đánh giá chính xác nhất. Nhìn sự việc qua những lăng kính khác giúp ta có những phản ứng thích hợp trong mọi hoàn cảnh thay vì phản ứng theo một cách thái quá hoặc bốc đồng với người khác. Nhờ chuyển hướng những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những thứ tích cực hơn, bạn sẽ thấy các mối quan hệ mở rộng ra và tốt đẹp hơn rất nhiều.

Biết cách lắng nghe để hiểu được người khác

Với công nghệ và mạng xã hội tràn vào cuộc sống, chúng ta đang mất dần cơ hội cải thiện khả năng lắng nghe của mình, và ít nhận thấy tác dụng của nó đối với công việc như một lợi thế cạnh tranh.

Khi bạn hình thành các quan hệ công việc, hãy chủ động lắng nghe bằng cách cố gắng hiểu điều gì đang diễn ra; để trực giác của mình lắng nghe câu chuyện của người khác, đào sâu vào nhiều tầng nghĩa của các cuộc trò chuyện, nghĩa là tìm hiểu xem nhu cầu thực sự của người ta là gì. Tất cả nên dùng để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để mình giúp được người này?

Phương pháp khắc phục ấp úng, ngập ngừng khi giao tiếp

Trong những cuộc đối thoại, những từ như “à”, “ừm” thường xuyên xuất hiện. Chúng giống như những nhịp nghỉ để ta kịp suy nghĩ về những gì sẽ nói tiếp theo. Điều này trong buổi nói chuyện bình thường không mấy tai hại vì người đối diện có thể bỏ qua cho bạn. Thế nhưng, khi bạn phát biểu trước đám đông, việc ấp úng, ngập ngừng này khó có thể chấp nhận được. Vậy làm thế nào để loại bỏ chúng khỏi câu nói?

“Ừm”… “à”…, những từ huỷ hoại thanh danh

Mặc dù vậy, “à” hay “ừm” khi hồi hộp là còn may, có những người còn nói lắp tới nỗi từ k-k-k-k-k-hông thể nào phát ra nổi. Những câu nói có quá nhiều khoảng ngừng khiến cho nội dung truyền đạt không thông suốt và nó làm hỏng mất thanh danh của người đang phát biểu.

Những khoảng ngừng không nên có

Những khoảng ngừng này làm hỏng thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Cho dù nó là một từ không liên quan hoặc một đoạn dừng quá dài, nó khiến người nghe bị phân tâm và làm mất trọng tâm những gì bạn muốn nói.

Trong thực tế, con người khắp nơi trên thế giới có những cách khác nhau để bù lấp khoảng ngừng cho bản thân. Tại Anh, người ta dùng từ “uh”, người Thổ Nhĩ Kỳ dùng “mmmmm”, người Nhật nói “eto” hay “ano”, người Tây Ban Nha nói “esto”, người Thuỵ Điển nói “eh, ah, aah, m, mm, hmm”, người Việt Nam thì “ậm” “ừ”.

Xác định được thói quen dùng từ của bản thân

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, bạn cần xác định được thói quen dùng những từ ngập ngừng của bạn. Cách đơn giản nhất để tìm ra nó là gì, hãy hỏi những người thường xuyên nói chuyện trực tiếp với bạn hoặc hãy thử nói chuyện với một người lạ xem khi ấp úng bạn hay làm gì.

Hãy lắng nghe cách bản thân nói chuyện

Nếu bạn muốn khắc phục được căn bệnh ấp úng này, thật sự muốn sửa, rất muốn chữa. Bạn phải chấp nhận tốn công cho những cuộc đối thoại của bản thân. Mỗi khi gặp ai đó không quen biết hoặc nói về những thứ bạn không tự tin, hãy lấy điện thoại ra và ghi âm lại toàn bộ cuộc nói chuyện. Sau đó nghe thật kĩ những đoạn ấp úng của mình.

Chỉ sau một khoảng thời gian nghe, tập luyện... bạn sẽ biết được rắc rối của mình. Và đó chính là thứ bạn cần, sự nhận thức về vấn đề. Bạn phải biết về rắc rối của mình trước khi sửa được nó.

Làm thế nào để giảm những khoảng ấp úng này

Sau khi đã làm xong bài tập trên, giờ thứ bạn cần là loại bỏ những khoảng ấp úng, ngăn cho chúng không bay khỏi miệng. Cách thức hiệu quả nhất là khi ấp úng, đừng nói gì cả, hãy tạo những khoảng trống yên tĩnh. Nghe có vẻ đơn giản nhưng khi bạn áp dụng vào thực tế sẽ khá buồn cười.

Thế nhưng, khi bạn quen với những khoảng yên lặng trên, bạn sẽ dần nhận thấy rằng khoảng thời gian yên lặng dần ngắn lại. Một khi luyện tập đủ, nó sẽ tự động biến mất và bạn sẽ không còn ngại ngùng khi giao tiếp nữa.

Suy nghĩ kĩ trước khi nói và chỉ nói những gì mình nghĩ mà thôi

Ông cha ta có câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, trong thực tế cũng vậy, đừng quá tham lam trả lời luôn những gì người khác hỏi. Khi không có câu trả lời được chuẩn bị trước, khi suy nghĩ còn chưa vững vàng, những thứ bạn nói ra cũng sẽ lung lay như suy nghĩ của chính bạn vậy.

Khi bạn muốn nói gì với ai đó, hãy nghĩ trong đầu trước xem định nói những gì. Bạn sẽ chỉ mất vài giây để nghĩ thôi và người đối diện sẽ không trách bạn vì điều này đâu. Một khi đã nghĩ xong, hãy nói toàn bộ những gì mình vừa nghĩ, đừng cố bôi thêm, nói những gì đã chuẩn bị trước mà thôi. Khi gặp vấn đề, hãy sử dụng khoảng yên lặng giống như phần trên để tiếp tục suy nghĩ. Kết hợp với luyện tập, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tăng cao và những từ “à”, “ừm” sẽ biến mất mãi mãi.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp tư vấn quảng cáo ngoài trời, in hiflex khổ lớn, In PP, In decal... Chuyên Tư Vấn, Thiết Kế, Thi Công Bảng Hiệu, Hộp Đèn Quảng Cáo, Mặt Dựng Alu. Với Chất Lượng Hàng Đầu Hcm, Thi Công Chuyên Nghiệp, Giá Cả Cạnh Tranh,. Chuyên in khổ lớn quảng cáo CÔNG TY TNHH IN ẤN QUẢNG CÁO SONG PHÁT..., in khổ lớn, công ty in khổ lớn, in song phát, in hiflex khổ lớn, thi công bảng hiệu khổ lớn, công ty in tphcm, in ấn quảng cáo khổ lớn, xưởng in khổ lớn, xưởng in song phát, in hiflex song phát, in hiflex giá rẻ.

Website: https://inkholon.com.vn/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

1 nhận xét:

  1. Chào bạn, Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp giống măng tây
    chất lượng, nhập khẩu từ Mỹ và Hà Lan. Bạn có thể trồng để kinh doanh măng tây hoặc trồng ngay tại sân vườn, chậu cảnh rất đẹp.

    Trả lờiXóa

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK