Tuyển dụng: “Trật con toán, bán con trâu”

Thực tế đã chứng minh, không ít doanh nghiệp chỉ vì dùng nhầm một vài người mà long đong, thậm chí phá sản, như kinh nghiệm của ông bà ta: “Trật con toán, bán con trâu”. Vậy nên, tuyển dụng là một công cụ rất quan trọng trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp.




Xác định tiêu chí tuyển dụng


Trước tiên, cần xác định nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng một cách cụ thể và chính xác.

Ở nhiều doanh nghiệp, việc xác định yêu cầu tuyển dụng được làm rất qua loa, thông thường các trưởng bộ phận gửi yêu cầu, phòng nhân sự tiếp nhận và tổng hợp.

Làm như vậy, kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp luôn luôn “ảo”, và phòng nhân sự luôn phải chạy theo các yêu cầu phát sinh. Mà đã là “chạy” thì thường chỉ làm cho xong chứ khó thể tốt được.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng cần bắt đầu từ thực trạng nguồn nhân lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là, phải đánh giá đúng chất lượng và số lượng nguồn nhân lực hiện tại, so sánh với mục tiêu kinh doanh xem nguồn nhân lực của mình thừa – thiếu thế nào, thiếu bao nhiêu, chất lượng cụ thể (yêu cầu năng lực) ra sao, lúc nào cần…

Nếu chưa biết chính xác mình mong đợi điều gì ở ứng viên thì làm sao tìm được họ? Vì vậy, tiêu chí tuyển dụng phải thể hiện rõ theo mô hình năng lực ASK:

• K: Knowledge (kiến thức)

• S: Skill (kỹ năng)

• A: Attitude/ Actitive (tố chất, thái độ, tâm huyết)

Cũng không nên quá tham lam mà đưa vào tiêu chí tuyển dụng tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của một con người, vì sẽ không thể tìm được một con người hoàn hảo. Chỉ cần đưa đủ và chọn đúng!

Chọn lọc hồ sơ

Như trên đã nói, tiêu chí tuyển dụng cần căn cứ vào những đặc trưng riêng củadoanh nghiệp, và hãy “bám” vào chính đặc trưng ấy mà tìm kiếm.

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không đủ thời gian để đọc tất cả hồ sơ, nhưng hãy đọc kỹ “Mục tiêu nghề nghiệp” của ứng viên. Phần này thường viết rất ngắn nhưng nó lại thể hiện rất rõ đặc trưng của ứng viên.

Qua cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể nhận biết được kiến thức, kỹ năng, thái độ/ tố chất… của ứng viên, và quan trọng hơn, biết người đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Những hồ sơ có mục tiêu nghề nghiệp sơ sài hoặc sao chép, đừng ngại vứt nó đi. Những người không biết mình là ai, không hiểu mình muốn gì thì không bao giờ làm được việc gì “ra hồn” chứ đừng nói là tài.

Phỏng vấn

Để phỏng vấn thành công, trước tiên nhà tuyển dụng phải nắm vững các kỹ thuật phỏng vấn. Trong rất nhiều kỹ thuật phỏng vấn, có ba kỹ thuật mà người Việt hay dùng:

1/ Phỏng vấn hành vi: Đây là kỹ thuật phỏng vấn đơn giản nhất. Nguyên lý của kỹ thuật phỏng vấn hành vi là lấy “hành vi và kết quả công việc trong quá khứ để dự đoán hành vi và kết quả công việc trong tương lai”.

Với nguyên lý này, thường có dạng câu hỏi: Anh/chị đã từng… và đã gặt hái thành công. Anh/chị đã làm việc đó như thế nào?”.

Với kiểu câu hỏi này, ứng viên nào thích “nổ” sẽ bị phát hiện ra ngay, vì nhà tuyển dụng chỉ hỏi cụ thể một việc mà ứng viên đã làm và đã trình bày trước đó (có thể trong hồ sơ hoặc trong lúc phỏng vấn).

Vậy nên, để phỏng vấn bằng kỹ thuật này, nhà tuyển dụng cần xem kỹ hồ sơ ứng viên và ghi chú trước những “nghi vấn” để chọn và đặt câu hỏi tốt.

2/ Phỏng vấn áp lực: Đây là kỹ thuật phỏng vấn rất khó, chỉ những nhà tuyển dụng thực sự điêu luyện mới có thể sử dụng tốt, và cũng chỉ dùng để phỏng vấn những ứng viên ứng tuyển vào những vị trí quản lý, điều hành hoặc thực hiện những công việc trong môi trường và điều kiện khắc nghiệt.

Nguyên lý của kỹ thuật này là dồn ứng viên vào “đường cùng”, nhằm thăm dò phản ứng của ứng viên, thông qua đó đánh giá tính cách và khả năng chịu áp lực của ứng viên.

Phương pháp của kỹ thuật này là liên tục tấng công vào điểm yếu của ứng viên; tạo tình huống và môi trường làm việc khắc nghiệt (giả như thật); nhiều người liên tục và đồng thời đặt câu hỏi khó.

Dù có nhiều kinh nghiệm thì ứng viên cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu với kỹ thuật phỏng vấn này, vì không ai muốn bị tấng công vào điểm yếu cả. Tuy nhiên, có những người thuộc nhóm tính cách “chữa cháy” thì lại rất xuất sắc vượt qua. Nhóm tính cách này càng bị dồn vào chân tường, họ càng linh hoạt.

Vậy nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhưng chưa tìm được hướng ra, hãy tìm họ. Nhưng nếu doanh nghiệp đang ổn định và muốn tiếp tục giữ thế ổn định thì hãy tránh xa họ, vì có thể họ sẽ làm tình hình rối tung lên với những ý tưởng mới.

3/ Phỏng vấn “tâm linh”: Không có sách nào dạy vấn đề này, nhưng người Việt và Trung Hoa là “cao thủ” của kỹ thuật phỏng vấn này. Nguyên lý của kỹ thuật phỏng vấn “tâm linh” là tạo cơ hội cho ứng viên bộc lộ hết cái tôi trung thực nhất của họ, nhất là những điểm thường ngày họ cố giấu, nhằm nhận dạng tính cách, phẩm chất và năng lực của ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn tâm linh là gợi cho ứng viên nói những điều họ muốn nói, nói say đến mức không kiểm soát được nội dung và cảm xúc, để lộ những điều thường giấu. Từ đó nhận dạng được cá tính, phẩm chất thực của họ.

Còn gì thích thú hơn khi có ai đó chịu lắng nghe và chia sẻ những điều thầm kín nhất của mình! Vì vậy, đây là kỹ thuật phỏng vấn mà ứng viên thích nhất, và xem nhà tuyển dụng như bạn “tri âm, tri kỷ”.

Nếu cần người sáng tạo, nên dùng kỹ thuật phỏng vấn này để chọn, vì nó sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác tốt nhất tiềm năng của ứng viên.

Thương lượng lương và đãi ngộ

Cũng giống như kinh doanh, quá trình thương lượng lương bổng và đãi ngộ là một quá trình đàm phán. Vì vậy, tùy tình hình, tùy ứng viên mà nhà tuyển dụng chọn giải pháp phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lương chỉ đứng hàng thứ tư trong các mục tiêu của ứng viên, nhất là với người tài.

Ngoài lương, những người giỏi làm việc vì nhiều mục tiêu khác: được thể hiện, được khẳng định, được tôn trọng, được thăng tiến, kể cả được làm việc mình yêu thích. Tuy nhiên, thương lượng theo kiểu “cò kè bớt một thêm hai” với người tài lại là một sai lầm. Người tài rất dễ tự ái!

Bước cuối cùng, tuy không khó nhưng doanh nghiệp Việt hay bỏ quên hoặc làm qua loa, chính là hướng dẫn hội nhập. Trong quá trình khảo sát và thống kê, chúng tôi nhận thấy, ở những doanh nghiệp thực hiện hướng dẫn hội nhập tốt thì tỷ lệ nhân viên mới gắn bó lâu dài và thành công với doanh nghiệp rất cao. Ngược lại, ứng viên càng giỏi, càng sớm bị đào thải.

Bạn liên tục “tạch” ở vòng phỏng vấn? Đừng buồn vì nếu không biết phỏng vấn thì đây chỉ một cách tệ hại

Theo nhà tâm lý học Ron Friedman, các nhà tuyển dụng thường áp đặt suy nghĩ của mình lên ứng viên dựa trên vẻ bề ngoài của họ. Những áp đặt này sau đó ảnh hưởng lên các câu hỏi phỏng vấn, khiến cuộc phỏng vấn không có hiệu quả.


Phỏng vấn trực tiếp từ xưa đến nay vẫn luôn là phương pháp tiêu chuẩn để các nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên.

Tuy nhiên, Ron Friedman, nhà tâm lý học và đồng thời là tác giả của cuốn sách “Nơi làm việc tốt nhất” cho rằng: “Phỏng vấn hoá ra lại là cách vô cùng tệ hại để đánh giá tiềm năng ứng viên, bởi có tới 80% người ứng tuyển nói dối trong cuộc phỏng vấn, điều này có nghĩa thông tin nhà tuyển dụng thu thập được hoàn toàn sai lệch”.

Ron Friedman cho biết thêm, kể cả khi những gì ứng viên trả lời trong cuộc phỏng vấn là chính xác, thì vẫn còn nhiều lý do khác để chúng ta thận trọng. “Bộ não đã tự đánh lừa nhà tuyển dụng, khiến họ tự động đánh giá ứng viên thông qua vẻ bề ngoài của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đẹp trai, xinh gái sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá có năng lực hơn. Họ cũng tự động đánh giá các ứng viên cao lớn sẽ có năng lực lãnh đạo hơn. Bộ não cũng khiến họ giả định những ứng viên có giọng trầm sẽ đáng tin cậy hơn”.

Thế nhưng, tất cả những điều này đều không chính xác. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng nữa, là các nhà tuyển dụng còn đặt câu hỏi và thể hiện câu hỏi dựa trên những ấn tượng sai lệch ban đầu đó.

Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng thấy bạn là người hướng ngoại, họ có thể sẽ hỏi “Hãy kể cho chúng tôi về kinh nghiệm lãnh đạo của bạn”. Nhưng nếu họ thấy bạn là người hướng nội, họ sẽ hỏi “Bạn có tự tin khi làm lãnh đạo không?”.

Rõ ràng, cả 2 câu hỏi đều nhằm mục đích đánh giá năng lực của bạn, nhưng chúng đã được gọt giũa từ trước khi bạn cất tiếng nói, từ khi bạn bước vào phòng và nhà tuyển dụng có những ấn tượng riêng trong đầu về bạn.

Friedman giải thích trong cuốn sách của mình, rằng cách tốt nhất để nắm rõ năng lực của một ứng viên, là cho họ thử việc, hơn là phỏng vấn. “Thay vì đặt ra những câu hỏi tốn hàng giờ đồng hồ, hãy cho họ làm thử những công việc mà nếu được nhận họ sẽ phải làm”, ông gợi ý.

Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng đang tuyển người bán hàng, hãy yêu cầu ứng viên thử bán sản phẩm của chính công ty. Nếu tuyển lập trình viên thiết kế web, hãy yêu cầu họ thử tạo một trang đơn giản. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ có cơ sở đánh giá năng lực dựa trên hiệu suất công việc thực tế, chứ không phải dựa trên sự hấp dẫn của ứng viên tại buổi phỏng vấn.

Tuy nhiên trong thực tế, các công ty sẽ khó để cho ứng viên thử việc, bởi thời gian rất gấp gáp và các nhà quản lý thì luôn muốn nhanh chóng tìm được người lấp vào chỗ trống.

5 cách giúp “thích nghi” với công việc căng thẳng

Tổ chức Y tế thế giới gọi những công việc căng thẳng là “bệnh dịch” (mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống,…). Thay đổi hoặc tìm cách cải thiện để tiếp tục “bám trụ” công việc đó là điều cần thiết, hãy bắt đầu với những lời khuyên sau.

Những công việc ít căng thẳng

Chuyên gia Laurence Shatkin cho biết: “Hiện nay có khoảng 150 công việc đem lại cho bạn ít cẳng thẳng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ít căng thẳng không đồng nghĩa với ít thu nhập, những công việc này vừa giúp bạn “dễ thở” vừa mang đến cho bạn mức thu nhập ổn định”.

Theo thống kê của văn phòng lao động Mỹ có khá nhiều công việc ít căng thẳng, chẳng hạn: Nếu bạn thích một tuần làm việc ngắn thì xoa bóp trị liệu và giáo viên thể dục là công việc mang đến cho bạn điều này.

Khoa học môi trường là ngành ít cạnh tranh và “dễ thở” hơn những ngành nghề khác, trong khi mức thu nhập của các nhà khoa học môi trường vẫn “ngất ngưởng” ở mức 61,010/năm.

Nếu bạn muốn tự do, các nghề như nhà toán học, xã hội học là điểm đến tuyệt vời cho bạn. Hay nếu bạn thích thoải mái có thể chọn các công việc liên quan đến kế hoạch (kỹ sư hàng hải) và lý thuyết (các nhà vật lý). Ngoài ra, những công việc văn phòng hay những công việc liên quan đến thủ tục, hành chính là những lựa chọn tuyệt vời.

Học cách làm bạn với những công việc căng thẳng

“Không ai mong muốn phải làm những việc căng thẳng nhưng nhiều khi họ không có sự lựa chọn nào khác. Khi mới bắt đầu, bạn sẽ có cơ hội để theo đuổi những việc làm ít căng thẳng như trên”, chuyên gia nghề nghiệp Laurence chia sẻ.



Nhìn vào thái độ riêng của bạn

Vẫn biết rằng công việc là thủ phạm gây ra những khó khăn cho bạn, nhưng các chuyên gia đề nghị bạn thay đổi thái độ làm việc của mình và cố găng thích ứng với môi trường làm việc. “Hãy luôn có niềm tin là bạn sẽ làm được điều bạn mong muốn, tin là bạn có thể thay đổi được cục diện. Bắt đầu thay đổi thái độ làm việc là bước đầu tiên bạn nên làm để quen dần với những căng thẳng mà công việc mang lại”, Laurence nói.

Giành quyền kiểm soát

Các nhà tâm lý học nói rằng “Những người dày dặn kinh nghiệm thường ít căng thẳng hơn những người khác vì họ có thể kiểm soát được công việc của mình. Ngay cả khi công việc giống như một mớ lộn xộn, họ cũng có thể làm cho nó trở nên rõ ràng hơn. Kinh nghiệm đó được xây dựng trên niềm tin, sự bĩnh tĩnh, kỷ luật tổ chức và thái độ học hỏi không ngừng,…”.

Vận động cơ thể

“Khi bạn ngồi quá lâu, quá trình vận chuyển máu tới não sẽ bị hạn chế, vì thế bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không mấy minh mẫn. Căng thẳng cũng từ đó đến với bạn dễ dàng hơn” , Laurence cho biết. Đứng lên, vận động cơ thể là điều bạn nên làm hoặc đi bộ xung quanh tòa nhà,… hãy làm tất cả những gì có thể để chắc chắn rằng cơ thể bạn được vận động. Việc này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn giúp bạn nâng cao sức khỏe và nảy sinh nhiều ý tưởng tuyệt vời.

Theo dõi thành tích của bản thân

Tất cả căng thẳng mà bạn hứng chịu đều vì một mục đích chung là kết quả công việc. Vì thế hãy theo dõi thật chi tiết những thành tích mà bạn đã đạt được để không chỉ nắm bắt được những việc đã làm mà còn xác định được những bước đi trong cả quá trình để từ đó nhận thức được những gì cần thiết và những gì có thể hạn chế để công việc trở nên “dễ thở” hơn.

Đề xuất với ban quản lý

“Hầu hết các công ty đều có một số cơ chế trợ giúp cho nhân viên. Khi bạn căng thẳng hay cần thay đổi lịch trình làm việc hãy chia sẻ với ban quản lý. Đó là cơ hội để bạn giảm thiểu được những căng thẳng”,. Laurence chia sẻ.


Kim Loan – son nen nha xuong uy tín tphcm

Địa chỉ: 147 Đường 28 , Phường 6, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Chi Nhánh : 253 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TPHCM
Điện Thoại: 0982.999.866 - 0909.268.320  Fax : 028.3895.3999 
Mail:  Info@sonklc.com - Info@sonnuockimloan.com
Link:  http://sonklc.com/son-epoxy-son-nen-nha-xuong.html

About Nặc danh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK