Xây dựng chiến lược nhân sự theo sát hiệu suất

 Doanh nghiệp phải tạo mọi điều kiện về môi trường và cơ hội làm việc cho nhân viên để họ có thể phát huy hết giá trị, năng lực của bản thân. Nhà quản trị cần đề cao lối tư duy, làm việc sáng tạo. Đào tạo, rèn luyện nhân viên, khắc phục những kĩ năng chuyên môn còn thiếu sót. Doanh nghiệp nên lấy nhân lực tài năng làm trung tâm cho quá trình phát triển.

Xây dựng chiến lược nhân sự theo sát hiệu suất

Theo sát hiệu suất và phản hồi thường xuyên

Để tăng tính tương tác, kết nối giữa quản lí và nhân viên, nhân viên với nhân viên, nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng của nhân viên về công việc và môi trường làm việc, theo sát hiệu suất của nhân viên thường xuyên để có thể khắc phục những thiếu sót và tận dụng tối đa thế mạnh của nhân viên.

Doanh nghiệp nên tạo ra môi trường làm việc mở để các nhân viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với những lĩnh vực mới, có thể khám phá tài năng của bản thân. Lắng nghé và thấu hiểu những đóng góp từ nhân viên. Có như vậy, họ mới cảm thấy muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Hoạch định kế nhiệm và lãnh đạo

Đây là kĩ năng doanh nghiệp cần xác định những kĩ năng mà mình cần, những kĩ năng còn hạn chế để lên phương án phát triển những cá nhân tiềm năng. Bộ phận tuyển dụng và lãnh đạo doanh nghiệp cần hướng cho nhân viên của mình nhận biết rõ sứ mệnh doanh nghiệp, hoàn thiện tầm nhìn và vai trò phát triển trong tương lai.

Doanh nghiệp cần xác định rõ nhân viên tiềm năng, nhân viên muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch lí tưởng để phát triển doanh nghiệp trong 3-5 năm tiếp theo, chủ động với những thay đổi của môi trường xung quanh.

Quy trình tuyển dụng thường xuyên

Cùng là một vị trí, chức vụ cần tuyển dụng nhưng sau mỗi một khoảng thời gian, những yêu cầu về kĩ năng, xu hướng phát triển cũng thay đổi. Những người đa tài, đa năng, có sự thích nghi tốt trong mọi môi trường luôn luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Để thu hút nhân tài, doanh nghiệp cũng cần có những ý tưởng tuyển dụng độc đáo, mới lạ và sáng tạo. Không nên đi theo một lối mòn trong tuyển dụng bởi những ứng viên sáng giá luôn quan tâm tới môi trường làm việc có tạo cho họ nhiều cơ hội để phát triển bản thân hay không.

Chiến lược quản trị nhân sự dài hạn

Một doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ thì con người vẫn là yếu tố làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Hiệu suất làm việc, thái độ làm việc, kết quả công việc, thành tựu đạt được đều do con người tạo ra.

Yếu tố quyết định kết quả công việc

Chiến lược nhân sự sẽ kiểm soát số lượng và chất lượng nhân sự. Chiến lược phải được đề ra đúng đắn và phù hợp thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chất xám, kinh nghiệm và tri thức của nhân sự quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nhân viên có thể tận tụy và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tạo được môi trường làm việc cuốn hút và thoải mái.

Đảm bảo tính tổ chức – kỷ luật cho doanh nghiệp

Kế hoạch quản trị nhân sự không tốt sẽ khiến tổ chức thiếu kỉ luật, năng suất làm việc không cao. Nhà quản trị phải khéo léo để tạo sợi dây gắn bó giữa mọi người trong doanh nghiệp với nhau, đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả làm việc.

Khiến nhân viên nể phục

Những nhân viên có cá tính mạnh thường bị thuyết phục bởi một nhà lãnh đạo tài ba, tâm lí và có chiến lược nhân sự tốt. Khi nhận được sự quan tâm, lắng nghe từ cấp trên, họ sẽ tận tâm tận lực vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn cho doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị phải nhận định rõ ràng và linh động phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp. Con người luôn luôn là giá trị cốt lõi cho thành công của mọi doanh nghiệp.

Tình huống nhân sự thường gặp và cách giải quyết

Với những nhà quản lý nhân sự, việc giải quyết vấn đề giữa người với người và xử lý các tình huống nhân sự phát sinh là điều không hề dễ dàng. Nếu xử lý sai có thể dẫn đến những trục trặc gây mất đoàn kết nội bộ và ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi mỗi nhà quản trị cần khéo léo, thông minh, tinh tế và đảm bảo công bằng giữa các nhân viên.

Tình huống nhân sự về kỉ luật

Hệ thống nhân sự xảy ra tranh cãi: Tranh cãi hay bất hòa là tình huống quản lý thường gặp trong hệ thống nhân sự của mình. Vấn đề này làm ảnh hưởng rất lớn tới công ty và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước rắc rối trên, nhà quản trị nhân lực cần đưa ra các kế hoạch khắc phục ngay lập tức, tránh ồn ào ra bên ngoài sẽ làm tổn hại danh tiếng của công ty. Lãnh đạo cần gặp riêng từng người và giải thích với họ vấn đề họ đang gặp phải là gì, cách xử lý vấn đề như thế nào. Lắng nghe ý kiến và quan điểm của cả hai phía để đưa ra cách giải quyết công bằng nhất, giảm cái “tôi” của cả hai phía xuống.

Nhân sự vi phạm kỉ luật: Xảy ra phổ biến ở cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ như vi phạm giờ giấc, không tuân thủ kỉ luật, không làm việc theo quy định… Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất và tiến trình kinh doanh. Để giải quyết vấn đề trên, ban lãnh đạo cần xây dựng nội quy doanh nghiệp một cách chặt chẽ, đảm bảo toàn bộ nhân viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu vẫn có người vi phạm, cần phải có cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhân viên. Thảo luận để đi tới quyết định cuối cùng sẽ tốt hơn là phạt đột ngột hoặc sa thải.

Thái độ của nhân sự không tốt: Không chịu quy phục, không hợp tác, phản kháng lại…là những tình huống thường gặp. Trước vấn đề này, nhà quản trị cần nắm được nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phát sinh thái độ không tốt của nhân viên. Chắc chắn trong đó có những nguyên nhân từ phía ban quản trị như quy chế quá áp bức, đối xử không công bằng…Nhưng cũng không nên sa thải họ ngay mà cần phải thấu hiểu giúp đỡ nhân viên. Nếu bắt buộc phải sa thải, cũng nên kết thúc trong vui vẻ và được sự đồng thuận của cả 2 bên để tránh gặp những rắc rối về sau.

Các tình huống trong công việc

Nhân sự đình công: Thường gặp ở những xí nghiệp, công ty làm ăn thua lỗ. Đây là một trong những tình trạng khó giải quyết đối với các nhà quản lý nhân sự cấp cao vì nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ phía người lao động khi họ bị dồn đến đường cùng. Cách giải quyết tốt nhất là sự đàm phán, thấu hiểu lẫn nhau vì công ty đang rơi vào tình trạng không thể níu kéo một số lượng lớn nguồn nhân lực. Vì vậy, hãy đàm phán và cố gắng giữ lại những nhân lực trụ cột để có thể vực doanh nghiệp đứng dậy.

Nhân sự làm việc không hiệu quả: Là nguyên nhân chính gây ra sự thất thu trong công ty. Về phía nhân viên: Hay tụ tập, tán gẫu và lơ là công việc. Đây là thói quen công việc phổ biến đặc biệt thường gặp ở dân văn phòng.

Về phía ban lãnh đạo: Kiểm soát chưa chặt chẽ, tạo lỗ hổng cho hệ thống nhân viên có thời gian lơ là. Vì vậy, cần đẩy mạnh chế độ quản thúc và kiểm tra chất lượng làm việc thông qua KPI để tính lương cho nhân viên.

Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn và đưa ra một thỏa thuận. Đồng thời, xây dựng chính sách phần thưởng cụ thể cho sự cần cù, chăm chỉ và hiệu suất công việc tốt.

Hội chứng người giám sát mới: Nếu trong các phòng ban có một người được thăng chức và trở thành sếp của những người còn lại thì mối quan hệ giữa các nhân viên trong phòng ban đó sẽ trở nên lỏng lẻo và có chiều hướng xấu đi. Giải pháp đưa ra là cứng rắn và thiết lập quyền kiểm soát chặt chẽ với những người còn lại để họ cảm nhận được uy quyền và năng lực của bạn. Đừng nên ủy mị, nhún nhường vì điều này chỉ làm mất uy của người lãnh đạo, thậm chí còn khiến nhân viên có những yêu cầu đòi hỏi được thỏa mãn cao hơn.

Nắm rõ các kiến thức trong trắc nghiệm quản trị nhân sự sẽ giúp nhà quản lý nâng cao năng lực, tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề về tình huống nhân sự. Các công việc liên quan đến nhân sự không hề dễ dàng. Vì vậy, đòi hỏi ở nhà quản trị cách xử lý thông minh, công bằng để tránh được những rạn nứt trong hệ thống nội bộ.

Hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Khi người lao động làm việc, các khoản tiền lương làm theo tháng, theo tuần hay ngày giờ đều sẽ được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian làm việc. Vấn đề trả lương sẽ được căn cứ dựa trên thời gian thực tế mà người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Tiền lương lao động theo tháng sẽ được chi trả cho người lao động một tháng làm việc. Số tiền lương cụ thể sẽ được xác định trong hợp đồng đã giao kết trước đó.

Tiền lương hàng tuần sẽ chi trả cho người lao động một tuần làm việc. Tiền lương theo tuần của người lao động sẽ được xác định dựa trên cơ sở tiền lương hàng tháng nhân với 12 tháng và sau đó chia cho 52 tuần trong năm.

Tiền lương hằng ngày được chi trả cho người lao động trong 1 ngày làm việc. Tiền lương được xác định dựa trên cơ sở lương của 1 tháng chia cho số ngày mà người lao động làm việc bình thường trong tháng đó. Nhưng tối đa số ngày làm việc trong tháng của người lao động không được quá 26 ngày công.

Tiền lương theo giờ sẽ được trả cho người lao động theo giờ làm việc. Tiền lương được xác định dựa trên tiền lương của 1 ngày chia cho số giờ người lao động làm việc.

Hình thức trả lương cho người lao động dựa theo sản phẩm

Khi người lao động làm việc theo sản phẩm, tiền lương của sản phẩm sẽ được trả cho khi họ làm ra những sản phẩm đó. Số tiền lương của người lao động sẽ được dựa vào mức độ mà người lao động hoàn thành công việc, đơn giá của sản phẩm và cả chất lượng công việc mà người lao động được giao.

Đây được xem là hình thức trả lương khá là phổ biến ở trên thị trường hiện nay. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp chắc chắn không thể thiếu trả lương theo sản phẩm. Khi trả lương dựa trên số sản phẩm hoàn thành, nó sẽ trực tiếp gắn liền năng suất của người lao động với thù lao nhận được của người lao động. Nó sẽ trực tiếp tác động đến người lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất để nâng cao hơn thù lao của mình.

Khi tính lương cho người lao động dựa trên sản phẩm, bạn sẽ tính dựa trên công thức như sau:

Lương sản phẩm – Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá của từng sản phẩm

Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, bạn có thể trả cùng lúc với lương cứng của người lao động. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể đợi trả theo từng đợt, nhưng cần đảm bảo không được chậm lương qáu mức cho phép của người lao động.

Hình thức trả lương khoán cho người lao động

Đây là một trong các hình thức trả lương trong doanh nghiệp được sử dụng khá nhiều.. Khi mà người lao động hoàn thành được một khối lượng công việc nhất định nào đó được gia. Lúc này bên phía sử dụng lao động sẽ trả lương cho người lao động dựa trên đúng chất lượng công việc đã hoàn thành.

Cách tính lương khoán dựa trên công thức như sau:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc.

Bên phía doanh nghiệp có thể trả lương khoán cho người lao động dựa trên nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp có thể trả lương cho người lao động dựa trên khối lượng của sản phẩm. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể trả lương cho người lao động dựa trên các khoản doanh thu trực tiếp của cá nhân hoặc của cả nhóm trực tiếp thực hiện.

Tuy nhiên khi trả lương khoán cho người lao động, bên phía doanh nghiệp cần phải xác định được tỷ lệ hoặc đơn giá khoán thực sự phù hợp. Nhưng vẫn cần đảm bảo được tính tính khuyến khích và người lao động vẫn phải có mức thu nhập ổn định. Và đồng thời doanh nghiệp cũng cần đặt ra những mức độ hoàn thành công việc khác nhau. Khi hoàn thành công việc ở mức độ cao hơn sẽ có mức lương khoán cao hơn dành cho người lao động.

Hình thức trả lương thưởng cho người lao động theo doanh thu

Hình thức trả lương và thưởng cho người lao động dựa trên doanh thu được áp dụng khá nhiều hiện nay. Các khoản thu nhập của người lao động ở trong tháng sẽ phụ thuộc trực tiếp vào trong doanh số đạt được của mục tiêu doanh số. Và một phần cũng sẽ phụ thuộc vào trong chính sách về lương và thưởng của doanh nghiệp.

Đối với cách trả lương trong doanh nghiệp dựa theo doanh thu thường được áp dụng đối với các vị trí như nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh... Một số các hình thức trả lương trong doanh nghiệp khi xác định dựa trên doanh thu như sau:

Lương thưởng dựa trên doanh số cá nhân

Lương thưởng dựa trên doanh số của cả nhóm

Lương thưởng dựa trên một số hình thức kinh doanh khác như công nợ hay phát triển thị trường.

Trên đây là các hình thức trả lương trong doanh nghiệp phổ biến được áp dụng hiện nay. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả lương phù hợp nhất với mình!

Lý do nghỉ việc của nhân viên mà CEO, HRMO cần biết

Môi trường làm việc không phù hợp

Môi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến thời gian gắn bó của người lao động với tổ chức. Nó bao gồm văn hóa doanh nghiệp, cách thức giao tiếp, cộng tác và điều kiện làm việc.

Nếu một người yêu thích sự sáng tạo nhưng lại được đặt vào môi trường chậm thay đổi, giữ nguyên cách làm việc truyền thống hay đơn giản là không có văn hóa chia sẻ, nhân viên đó sẽ sớm tìm đến một môi trường làm việc mới phù hợp hơn.

Khi tuyển dụng, chọn đúng người, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là cách để giữ chân nhân viên dài lâu hơn, thay vì chọn người giỏi nhưng không phù hợp với văn hóa.

Mức thu nhập và đãi ngộ không đạt kỳ vọng của nhân viên

Lý do nghỉ việc của nhân viên liên quan đến thu nhập, đãi ngộ là top lý do thứ 2 doanh nghiệp cần xem xét đến. Một doanh nghiệp có mức lương cạnh tranh so với đối thủ và các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, ngành nghề, vị trí công việc có tỷ lệ nhân viên gắn bó lâu hơn.

Nếu không thể đáp ứng mức thu nhập cao hơn cho người lao động do ngân sách trả lương bị giới hạn, doanh nghiệp cần đảm bảo mức lương không thấp hơn nhiều so với mức lương thị trường.

Bên cạnh khoản lương chính, nhiều doanh nghiệp còn chú trọng đến mức đóng bảo hiểm cho nhân viên, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng, thưởng KPI, thưởng đạt/vượt kế hoạch, thưởng sáng kiến, bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên hay những chính sách đãi ngộ khác. Nếu doanh nghiệp bạn đều đang thiếu những điều kiện kể trên, hãy bù lại cho người lao động một văn hóa làm việc tốt, một môi trường thân thiện, được học hỏi, được phát huy khả năng của mình.

Mối quan hệ với sếp, nhà quản lý cấp trung xảy ra xung đột

Nhà quản lý thiếu năng lực chuyên môn và năng lực dẫn dắt đội ngũ

Sự chuyên quyền trong phong cách lãnh đạo

Sự thiên vị của cấp quản lý, không đối xử công bằng với các thành viên dưới quyền

Nhân viên không được sếp/nhà quản lý ghi nhận năng lực

Cấp trên không lắng nghe nhân viên...

Mục tiêu nghề nghiệp thay đổi

Có nhiều nhân viên thay đổi mục tiêu nghề nghiệp mà nghỉ việc. Có thể họ cảm thấy công việc hiện tại không còn phù hợp với họ, hoặc giá trị công việc hiện tại không phải cái đích mà họ hướng đến.

Lý do này bản thân người lãnh đạo hay bộ phận HR khó để nhận biết và kiểm soát được. Để hạn chế tình trạng này, không ít doanh nghiệp áp dụng chính sách: ”Không cho phép nhân viên làm việc khác như kinh doanh, nhận dự án bên ngoài... khi đang công tác tại công ty”.

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Đa số người lao động muốn tìm một nơi làm việc có mối quan hệ thân thiết, hòa đồng với cộng sự, tương hỗ lẫn nhau trong công việc. Lý do nghỉ việc của nhân viên có thể do bất hòa với đồng nghiệp, hoặc thực tế có vẻ khó nghe nhưng lại tồn tại ở rất nhiều nơi:

“Đồng nghiệp giả trân, lợi dụng lẫn nhau”

“Mệnh ai người ấy làm”

“Nhân viên đấu đá nhau, dìm nhau xuống”

“Bằng mặt không bằng lòng”…

Chính bởi vậy, xây dựng chiến lược và môi trường làm việc với văn hóa chia sẻ, hòa đồng, hỗ trợ lẫn nhau vẫn luôn là mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không có chương trình đào tạo cho nhân viên

Nhân viên không tìm được một môi trường có thể học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng là lý do nghỉ việc phổ biến.

Một tổ chức có nhiều chương trình đào tạo nhân viên về kỹ năng công việc, tư duy sáng tạo hay phương pháp logic, giải quyết vấn đề sẽ có được tỷ lệ hài lòng của nhân viên cao hơn so với doanh nghiệp không có.

Công ty thiếu minh bạch

Thiếu minh bạch trong lương thưởng, trong chế độ đãi ngộ sẽ gây ra sự bất mãn trong tập thể nhân viên. Nhiều công ty không cho nhân viên biết cách tính lương, thưởng để họ nỗ lực làm việc cũng là nguyên nhân nghỉ việc của rất nhiều người lao động.

Không có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Ít ai có năng lực sẽ mãi gắn bó ở một công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Người có năng lực chắc chắn sẽ tìm một môi trường làm việc được thể hiện bản thân, được phát huy năng lực và được ghi nhận thành tích, thăng tiến trong nghề nghiệp.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ liên quan như; may đồng phục giá rẻ, cung cấp đồng phục học sinh, đồng phục công sơ dành cho mọi đối tượng... Chúng tôi đơn vị thiết kế tạo m,ẫu đồng phục chuyên nghiệp dành cho các spa thẩm mỹ viện tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh lân cận... dịch vụ may đồng phục spa nail xuất san các nước như vương quốc Anh, Mỹ... châu âu, châu Úc...

Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM..., may đồng phục giá rẻ, may đồng phục, may đồng phục spa, xưởng may đồng phục, công ty may đồng phục tphcm, đồng phục mẫu lạ, may đồng phục tmv, may đồng phục văn phòng, may đồng phục quán ăn, may đồng phục nhà hàng, xưởng đồng phục gò vấp, may đồng phục giá rẻ tphcm, đồng phục spa đẹp.

Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18(Ms.Nguyệt)

Email: nguyethey@gmail.com

Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG

Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2

Website: https://maula.vn/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK