Kết hợp du lịch hè với đào tạo nhân viên phương pháp đào tạo hiện đại, hiệu quả

 Việc lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên sẽ giúp họ thay đổi tư duy để suy nghĩ rộng và xa hơn công việc hiện tại. Đồng thời cũng cho nhân viên thấy rằng họ có khả năng phát triển bản thân nhiều hơn là chỉ làm những việc hiện tại.

Kết hợp du lịch hè với đào tạo nhân viên phương pháp đào tạo hiện đại, hiệu quả

Cùng “xắn tay áo” làm việc với mọi người

Chính từ xa xưa, các ông vua đã khẳng định gần dân mới hiểu dân hơn. Điều này hoàn toàn đúng khi áp dụng vào doanh nghiệp.

Để lãnh đạo nhận được góp ý, phản hồi từ khách hàng, đồng nghiệp và nhân viên; không còn cách nào khác là xắn tay áo cùng làm việc với nhân viên. Đây còn là cách để rút ngắn khoảng cách nhân viên – lãnh đạo; tăng cường sự gắn kết và tận tâm.

Tạo cơ hội thử thách cho nhân viên phát triển tối đa tiềm năng

H Nelson Jackson – vị bác sĩ người Mỹ và người tiên phong trong công nghệ xe hơi – từng phát biểu: “Tôi không tin rằng chúng ta có thể làm công việc hiện tại với phương pháp đã làm trong quá khứ mà vẫn có thể thành công trong tương lai”.

Đây là lý do lãnh đạo cần giúp nhân viên thấy được tầm giá trị của việc liên tục phát triển. Điều này không chỉ cần thiết cho sự sống còn của doanh nghiệp mà còn đối với tương lai của chính nhân viên.

Những ai xem mục tiêu hàng đầu của mình là phát triển bản thân – chứ không phải chỉ đơn thuần có được chức vị, tiền lương, hay các mục tiêu bên ngoài khác – luôn có cơ hội lớn để xây dựng tương lai tốt đẹp và thành công.

Khi nhân viên đạt được thành tựu, nhất định bạn hãy dành lợi khen ngợi động viên. Bởi theo một nghiên cứu, khoảng 69% nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ và đạt kết quả tốt hơn nếu họ được công nhận và được sếp của họ tin tưởng. Nhưng tuyệt đối đừng quá chung chung hay mơ hồ khi đánh giá và khen ngợi nhân viên, như vậy nhân viên sẽ cảm thấy không được tôn trọng.

Cho nhân viên thấy vai trò của họ tạo ra sự khác biệt gì trong tương lai

Nếu không được chia sẻ, hầu hết nhân viên không hiểu rõ công việc họ đang làm có vai trò gì trong tương lai nên làm việc không có động lực, thiếu quyết tâm.

Lúc này, người lãnh đạo giỏi là người giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của mình sẽ đóng góp tạo ra sự khác biệt như thế nào, họ sẽ tăng nhận thức về giá trị của bản thân, thông qua việc làm chủ sở hữu tầm nhìn và có cảm hứng, động lực để làm việc tốt hơn. Những nhân viên tài năng mong muốn làm việc ở công ty mà ở đó những giá trị và khả năng của họ được coi trọng.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng nhân viên sẽ có cảm giác điều họ đang làm đóng góp rất nhiều cho công ty, điều đó đôi lúc còn có giá trị hơn những yếu tố khác, thậm chí là lương cao.

Kết hợp du lịch hè với đào tạo nhân viên: Không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí, việc tổ chức du lịch hè cho nhân viên còn mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

“Quyền lực mềm” giữ chân người lao động

Theo ý kiến của các chuyên gia: tổ chức cho nhân viên đi du lịch hè là một chính sách phúc lợi hiệu quả để tái tạo sức lao động cho họ, để họ tăng nhiệt huyết với công việc, gia tăng hiệu suất làm việc.

Đặc biệt, với các công ty có nhiều chi nhánh, các chuyến du lịch hè còn là cơ hội để toàn thể nhân viên giao lưu, gắn bó, đoàn kết hơn với nhau. Qua mỗi chuyến đi, người lao động thêm nhiệt huyết với công việc, yên tâm lao động, sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của công ty hơn.

Chăm lo tới đời sống, đảm bảo các chế độ đãi ngộ cho nhân viên mới chính là sợi chỉ vô hình gắn kết chắc nhất để níu chân người lao động nỗ lực cống hiến, mang lại sự thành đạt cho công ty. Bởi vậy, tổ chức du lịch hằng năm cho người lao động chính là “chìa khóa vàng” cần được các doanh nghiệp chú trọng và nhân rộng.

Lưu ý những công ty có quy mô nhân sự lớn cần phải chia thành các đợt đi nghỉ mát khác nhau để đảm bảo lúc nào công ty cũng có người túc trực, duy trì lao động, sản xuất. Và với quy mô lớn như vậy, việc đảm bảo an toàn cho toàn bộ nhân viên trong chuyến du lịch là điều cực kỳ quan trọng.

Phương pháp đào tạo hiện đại, hiệu quả

Lâu nay, mọi người vẫn quen rằng đào tạo là phải ở trong phòng kín, giáo viên là các quản lý cấp cao hoặc chuyên gia mời về truyền đạt những kiến thức tẻ nhạt, giáo điều. Nhân viên không hào hứng với phương pháp đào tạo như vậy chứ đừng nói đến chuyện tiếp thu được gì sau những khóa đào tạo đó.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp được tư vấn kết hợp du lịch hè với đào tạo để nhân viên dễ dàng tiếp nhận kiến thức, kỹ năng mới. Bởi theo các nghiên cứu, sau những giờ làm việc căng thẳng, du lịch giúp người lao động vui vẻ, thoải mái, giải phóng những tư duy cũ và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ.

Thay vì tổ chức các trò chơi không có mục đích, doanh nghiệp có thể khéo léo tạo ra những tình huống mô phỏng hiện trạng của vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và cho phép người lao động tự khám phá vị trí hiện tại của mình, từ đó, có thể nhận biết mình cần thay đổi gì để phát triển bản thân và hoàn thành công việc hiện tai với kết quả “trên mức mong đợi”.

Các hoạt động phải phù hợp với toàn bộ nhân viên

Bởi vì có quá đông nhân viên tham gia vào chuyến du lịch nên rất dễ xảy ra trường hợp “one size does not fix all”, tức là nhiều nhân viên cảm thấy chương trình không phù hợp nên chỉ miễn cưỡng tham gia.

Vậy để tránh tình trạng người chơi, người ngồi một chỗ, thay vì tích cực vận động hoặc là thực hiện chúng một cách miễn cưỡng thì ban tổ chức nên tìm hiểu tâm lý của các thành viên để biết được nhu cầu cũng như mong muốn của họ để tổ chức các hoạt động phù hợp.

Dự trù kinh phí và các giải pháp đề phòng rủi ro

Dự trù kinh phí là bước bắt buộc phải có khi lên kế hoạch cho các chuyến du lịch hè kết hợp đào tạo để tính toán các mức chi phù hợp. Và kế hoạch sẽ được thực hiện trôi chảy nếu bạn có những giải pháp đề phòng rủi ro như vì thời tiết xấu bạn phải tổ chức hoạt động trong phòng, hay có một trò chơi vì thiếu dụng cụ nên không tổ chức được bạn cần có một trò chơi thay thế...

Cơ sở dữ liệu nhân sự là gì?

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa.

Cơ sở dữ liệu nhân sự, được sử dụng bởi các chuyên gia nhân sự (hoặc người chịu trách nhiệm về nhân sự trong các doanh nghiệp) để lưu trữ thông tin cá nhân liên quan đến nhân viên của họ. Cơ sở dữ liệu nhân sự thường có nhiều thành phần và bảng biểu, vì nó phục vụ cho rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như thống kê chi tiết đào tạo hoặc quản lý tuyển dụng.

Dữ liệu được lưu trữ bao gồm mọi thứ từ thông tin chi tiết của nhân viên đến thông tin của người quản lý, chi tiết cá nhân như địa chỉ, ngày sinh, chức danh công việc, thâm niên phục vụ, tiền lương, bằng cấp, bảng chấm công, bảng phân công, các khóa đào tạo tham dự, ngày nghỉ và vắng mặt... và bất kỳ thông tin nào khác có thể hỗ trợ nhân sự quản lý lực lượng lao động.

Cơ sở dữ liệu cũng cần có tính bảo mật để nhân viên chỉ có quyền truy cập vào dữ liệu phù hợp với vai trò công việc của họ. Chỉ những quản lý nhân sự mới được tiếp cận dữ liệu và cho phép người khác truy cập vào những dữ liệu này.

Tuy nhiên nhân viên vẫn có thể tự nhập một số dữ liệu nhất định, chẳng hạn như công việc họ đã hoàn thành mỗi ngày hoặc thời gian họ bắt đâu và kết thúc ca làm. Trưởng nhóm cũng có thể truy cập thông tin liên quan đến nhân viên báo cáo cho họ ngoại trừ những dữ liệu dữ liệu bí mật, chẳng hạn như tiền lương, vẫn có thể được giữ kín. Có thể có một số thành viên nhân sự được chỉ định có quyền truy cập hệ thống vào tất cả dữ liệu, để tạo báo cáo hoặc thực hiện các thay đổi cần thiết.

Quản lý cơ sở dữ liệu nhân sự

Hệ thống cơ sở dữ liệu nhân sự thường được chia thành 5 phân hệ quản lý chính:

Quản Lý Thông Tin Nhân Viên

Quản Lý Phòng Ban

Quản Lý Thông Tin về hợp đồng lao động

Quản Lý Khen Thưởng Kỷ Luật

Quản Lý danh mục chung

Hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu nhân sự bao gồm các thao tác như: quản lý hồ sơ nhân viên, bổ sung hồ sơ mới, cập nhật hồ sơ, tính lương, phụ cấp, thực lĩnh; tra cứu thông tin, lập báo cáo thống kê theo trình độ hoặc đơn vị phòng ban.

Có 2 phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu chính đó là phương pháp truyền thống: quản lý bằng sổ sách giấy và excel; và phương pháp mới, hiện đại hơn là quản lý bằng các phần mềm nhân sự.

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm quản lý nhân sự được hiểu là những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc thực hiện các quy trình nhân sự trở nên dễ dàng hơn. phần mềm quản lý nhân sự ngày nay là sự kết hợp của tất cả các hệ thống tuyển dụng và quản trị lực lượng lao động được dùng với mục đích để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Phần mềm sẽ tập trung các quy trình hành chính và nguồn nhân lực về một mối để nhà quản lý dễ dàng phân công công việc, theo dõi, đánh giá tiến độ, và khen thưởng.

Phần mềm nhân sự là phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu nhân sự tối ưu nhất hiện nay bởi, nó thường được tích hợp với các phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể khác như một phân hệ nhỏ nhằm tận dụng khả năng liên kết và đồng bộ thông tin giữa các phòng ban.

Trong việc quản lý cơ sở dữ liệu nhân sự, các phần mềm nhân sự sẽ hỗ trợ:

Quản lý toàn bộ thông tin hồ sơ nhân viên, Tra cứu, tìm kiếm hồ sơ.

Cho phép nhân viên tự cập nhật hồ sơ cá nhân

Cho phép cập nhật hàng loạt thông tin hồ sơ vào hệ thống

Tạo lập báo cáo

Cho phép phân tích, thống kê tình hình nhân sự trong đơn vị.

Có 5 “thỏi nam châm” này, doanh nghiệp dễ dàng thu hút nhân tài

Thu hút nhân tài luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của bộ phận nhân sự tại bất kỳ doanh nghiệp tổ chức nào. Và khi sự cạnh tranh để giành giật những ứng viên tài năng ngày càng tăng, doanh nghiệp cần có những chính sách nhân sự phù hợp để đáp ứng hợp lý các nhu cầu của nhân viên, thu hút nhiều người tài hơn nữa đến với công ty.

Không có gì ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời đại công nghệ hiện nay, quyền lực đang dịch chuyển dần từ nhà tuyển dụng sang ứng viên. Nhu cầu tuyển dụng ngày một tăng, còn ứng viên thì dễ dàng tiếp cận tới bất kỳ nhà tuyển dụng nào thông qua nền tảng internet.

Giờ đây, để hấp dẫn nhân tài không thể chỉ mô tả vai trò, vị trí công việc hay đề cập những quyền lợi chung chung. Bộ phận nhân sự sẽ phải làm việc vất vả hơn để tìm hiểu xem ứng viên thực sự mong muốn điều gì từ nhà tuyển dụng. Công ty có thể áp dụng các chính sách nhân sự sau để hấp dẫn nhân tài:

Mức lương hấp dẫn

Nếu trả lương cho nhân viên của bạn cao hơn mặt bằng chung của ngành một chút, bạn sẽ nhận được lòng trung thành từ nhân viên trong dài hạn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và doanh nghiệp dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng.

Lý do của chính sách tiền lương

Ai cũng muốn được tôn trọng: Các ứng viên tài năng luôn tìm kiếm những môi trường nơi họ có thể phát triển sự nghiệp một cách chuyên nghiệp, và để làm điều đó, họ cần làm việc ở nơi mà họ được trân trọng, nơi mà người ta nhận ra giá trị thực sự của họ.

Một mức lương hấp dẫn sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

Lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng: Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng họ có thể offer mức lương vừa phải, nhưng bù lại sẽ cung cấp nhiều phúc lợi khác cho ứng viên. Tuy nhiên sự thật là những ứng viên chất lượng luôn bị thu hút bởi những ai trả cho họ mức lương xứng đáng.

Tạo động lực: Lương thưởng cao là chiến lược tốt nhất để giữ chân nhân sự. Nó không chỉ giúp thu hút ứng viên giỏi đến với công ty mà còn tạo động lực cho họ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

Trả lương cao cho các vị trí quan trọng: càng những vị trí quan trọng cho sự phát triển của công ty, bạn càng cần phải offer mức lương hấp dẫn để thu hút những cá nhân xuất sắc

Chỉ tuyển những tài năng thực thụ: thật dễ hiểu khi bạn đã sẵn lòng trả mức lương hậu hĩnh thì nhân sự của bạn cũng phải chứng tỏ rằng họ xứng đáng với mức lương đó

Thưởng hiệu quả: những con người tài năng luôn khao khát thể hiện giá trị bản thân mình. Bằng việc đưa ra các mức thưởng bonus khi hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ tạo động lực cho nhân viên cống hiến nhiều hơn.

Nhiều chế độ phúc lợi

Để hấp dẫn nhân tài bạn cần cung cấp những thứ khác biệt so với các công ty khác. Doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực hơn trong việc xác định những chế độ phúc lợi mà đối tượng ứng viên tiềm năng của bạn quan tâm.

Lý do của chế độ phúc lợi:

Thu hút thế hệ Milennials: Khi thế hệ Milennials đang dần xâm chiếm thị trường lao động, hợp lý hơn cả là xây dựng các chiến lược nhân sự tập trung vào đối tượng này. Thế hệ trẻ năng động và giỏi giang này có nhiều khả năng đáp ứng các tiêu chí mà doanh nghiệp tìm kiếm.

Hấp dẫn hơn với ứng viên: Ứng viên không chỉ tìm kiếm mức lương thưởng hậu hĩnh mà còn cân nhắc các chế độ đãi ngộ khác mà công ty cung cấp để lựa chọn đơn vị mình sẽ đầu quân.

Cách thực hiện:

Thấu hiểu nhu cầu nhân viên: chế độ đãi ngộ không đơn thuần chỉ là những phúc lợi mà còn có ý nghĩa lớn hơn với nhân viên, hãy trò chuyện với nhân viên để hiểu điều gì thực sự thu hút nhân tài.

Cân nhắc chế độ làm việc linh hoạt: Ngày càng nhiều công ty cởi mở hơn về vấn đề làm việc từ xa và thời gian làm việc linh hoạt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ làm việc linh hoạt này giúp cải thiện hiệu suất công việc.

Cam kết chế độ phúc lợi nhất quán và lâu dài: chế độ phúc lợi phải cho thấy sự công bằng và phải được cam kết duy trì lâu dài, chứ không phải chỉ là “mồi nhử” để thu hút ứng viên tìm đến doanh nghiệp. Không cho phép bất kỳ ngoại lệ nào và hãy minh bạch trong các chính sách của công ty.

Cải thiện thương hiệu tuyển dụng

Dù có nhận ra hay không thì mỗi công ty đều có thương hiệu tuyển dụng riêng. Về cơ bản, thương hiệu tuyển dụng tạo ra khác biệt giữa các công ty trong cùng lĩnh vực và sẽ định hình đội ngũ nhân sự hiện tại và tương lai.

Lý do:

Giúp xây dựng lòng tin: tương tự như chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng bán được sản phẩm hơn, một chính sách phát triển thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp bạn thu hút nhân tài theo cách “hữu xạ tự nhiên hương” và không cần phải đầu tư quá nhiều vào các chiến lược tuyển dụng.

Làm nổi bật cho doanh nghiệp: trong các ngành nghề khan hiếm nhân sự trình độ cao và có mức độ cạnh tranh nhân sự gay gắt, việc trở nên nổi bật là rất quan trọng.

Giúp đẩy nhanh quy trình tuyển dụng: Tuyển dụng ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp khi mà các công ty đều chỉ tìm kiếm những nhân sự có trình độ và kỹ năng cao. Sở hữu một thương hiệu tuyển dụng tốt có thể giúp đẩy nhanh tiến trình do mọi ứng viên đều chọn những công ty có tên tuổi.

Cách thực hiện:

Quảng bá giá trị của công ty thông qua thương hiệu tuyển dụng: người tìm việc sẽ chủ động tìm kiếm doanh nghiệp nếu họ đồng ý với những giá trị mà bạn đang quảng bá. Bạn cần truyền tải những thông điệp và giá trị tương đồng với giá trị thương hiệu doanh nghiệp thông qua thương hiệu tuyển dụng.

Sử dụng những câu chuyện, chia sẻ của nhân viên công ty: giống như dạng chứng thực hay review của người dùng, những câu chuyện từ trải nghiệm thức tế của nhân viên trong công ty sẽ giúp ứng viên tin tưởng hơn vào nhà tuyển dụng. bạn có thể đăng các nội dung chia sẻ này trên trang chủ hoặc fanpage của công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Một tổ chức có văn hóa tốt sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và có động lực làm việc, từ đó cải thiện hiệu suất. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp ấn tượng cũng giúp thu hút nhân tài, do vậy nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là phải xây dựng các chính sách và chiến lược nhằm phát triển văn hóa công ty.

Lý do:

Hấp dẫn nhân tài: để hấp dẫn nhân tài bạn cần một văn hóa tổ chức thú vị và tạo điều kiện để thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong công việc. Những chuyên gia hàng đầu thích đầu quân cho những đơn vị luôn cởi mở với những ý tưởng sáng tạo mới, vì thế bạn cần tạo ra một không gian nơi những ý tưởng được chắp cánh.

Thúc đẩy thương hiệu tuyển dụng: xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một bước đi dài hạn trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Văn hóa công ty vừa giúp gây dựng danh tiếng vừa giúp doanh nghiệp nhận được thiện cảm từ người lao động và gia tăng năng suất.

Cách thực hiện:

Đầu tư vào truyền thông nội bộ: cách hiệu quả nhất để tạo nên văn hóa tổ chức là những kênh truyền thông mở trong công ty. Các hòm thư góp ý, hội nhóm trên mạng xã hội của công ty, kênh radio nội bộ, confession là những kênh truyền thông nội bộ phổ biến nơi nhân viên có thể tự do trao đổi và đóng góp ý kiến cá nhân.

Tránh theo dõi và quản lý quá sát sao: một thứ có thể giết chết văn hóa công ty đó là soi mói công việc hay hoạt động của nhân viên. Hãy để họ được đóng góp và cống hiến theo cách họ muốn, chỉ cần đảm bảo một kết cấu, quy tắc chung và chắc chắn rằng không có chuyện gì đi quá giới hạn.

Điều chỉnh chiến lược tuyển dụng đến đúng đối tượng

Để quy trình tuyển dụng thành công nhất, bạn cần những chính sách nhân sự phù hợp với audience mục tiêu, ứng viên tiềm năng mà bạn muốn nhắm tới.

Lý do:

Thuận lợi cho quy trình tuyển dụng: bằng cách sử dụng đúng kênh truyền thông, đúng văn phong và ngôn từ, bạn có thể nhắm trúng ứng viên mục tiêu. Điều này giúp quy trình vận hành trơn tru và tiết kiệm thời gian hơn là việc đọc và lọc hàng tá hồ sơ giống nhau.

Đảm bảo tuyển dụng thành công: tuyển dụng là một hoạt động mạo hiểm vì bạn chưa từng làm việc với ứng viên trước đây để có thể chắc chắn rằng họ đúng như bạn mong đợi. Do đó bộ phận tuyển dụng cần đi đúng hướng ngay từ đầu và xác định đúng nhân sự mục tiêu.

Cách thực hiện:

Thấu hiểu điều gì thôi thúc ứng viên tiềm năng: nếu muốn hấp dẫn nhân tài trước hết bạn cần tìm hiểu điêuù gì thúc đẩy họ tìm hiểu về công ty và tại sao họ hứng thú với vị trí bạn tuyển.

Sử dựng chuyên gia săn đầu người: chuyên gia tuyển dụng có kinh nghiệm cùng với cơ sở dữ liệu của mình sẽ dễ dàng định vị và tiếp cận đúng nhân sự tài năng mà bạn cần, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Chuyên viên tuyển dụng là người chịu trách nhiệm “lấp đầy” các vị trí còn trống của doanh nghiệp. Công việc tuyển dụng liên quan đến các hoạt động như thông báo tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn, đàm phán lương và tất cả mọi thứ liên quan đến tuyển dụng nhân viên mới. Nhiệm vụ của người tuyển dụng là tìm ra người phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển.

Dù là chuyên viên tư vấn tuyển dụng bên ngoài hay trong doanh nghiệp, tuyển dụng trong lĩnh vực công nghiệp hay dịch vụ, vẫn luôn có một bộ kỹ năng chung mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng cần phải có để thực hiện hiệu quả công viêc của mình.

Kỹ năng giao tiếp

Nhà tuyển dụng thường là người trung gian kết nối giữa ứng viên với doanh nghiệp, vì vậy công việc của họ là phải truyền đạt thông tin chính xác giữa 2 bên và đảm bảo cả 2 có đầy đủ những thông tin mà họ cần. Nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, quy trình sẽ trở nên rất phức tạp.

Tỉ mỉ và cầu toàn

Không phải vị trí nào cũng cần quá để ý đến tiểu tiết, nhưng phẩm chất này là đặc biệt cần thiết cho nhà tuyển dụng. Bởi vì “nhân tài như là mùa thu”, chuyên gia tuyển dụng sẽ phải quan sát tỉ mỉ để chọn ra người xứng đáng nhất giữa một “rừng” hồ sơ ứng tuyển.

Kỹ năng marketing – bán hàng

Như đã nói, ứng viên tài năng là tương đối khan hiếm, trong khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong các ngành hot như CNTT, logistics,… Do đó, nhà tuyển dụng phải là một nhà tiếp thị tài ba để quảng cáo và làm nổi bật thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt ứng viên tiềm năng, rồi từ đó “bán” vị trí công việc cho người phù hợp nhất

Kỹ năng quản lý thời gian

Chỉ có 24h một ngày và công ty thì luôn muốn tuyển được nhân sự cho vị trí trống càng sớm càng tốt. Chuyên viên tuyển dụng sẽ phải biết tận dụng tối đa thời gian để tìm được ứng viên tốt nhất trong thời hạn deadline cho phép.

Kỹ năng đa nhiệm (multitasking)

Tuyển dụng là cả một quá trình dài với nhiều công đoạn phức tạp, từ đăng tin tuyển dụng tới lọc hồ sơ, phỏng vấn, trao đổi với quản lý, lựa chọn và đàm phán hợp đồng… Trong khi đó, nhà tuyển dụng phải cùng lúc kết nối tới cả tá ứng viên, mỗi người lại ở các giai đoạn khác nhau trong quy trinh tuyển dụng. Do vậy, nhân viên tuyển dụng cần có khả năng multitasking, xử lý nhiều công việc cùng một lúc.

Kỹ năng tổ chức

Trong quá trình tuyển dụng, chuyên viên tuyển dụng phải quản lý nhiều ứng viên ở các giai đoạn khác nhau và ứng tuyển cho các vị trí khác nhau cùng lúc. Nếu không có kỹ năng tổ chức cần thiết, những nhân sự tiềm năng có chất lượng có thể bị bỏ sót giữa chồng hồ sơ xét tuyển.

Tư duy phản biện

Đôi khi, linh cảm hay cảm nhận có thể giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được một ứng viên tuyệt vời. nhưng bạn không nên và cũng không thể dựa lúc nào cũng lựa chọn theo cảm tính. Nhân viên tuyển dụng cần có tư duy phản biện và óc logic để phân tích tình huống, thu thập thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Kỹ năng lắng nghe

Nhà tuyển dụng cần lắng nghe ý kiến các thành viên trong team, nguyện vọng của ứng viên và yêu cầu của doanh nghiệp để biết được mỗi bên đang tìm kiếm điều gì từ đợt tuyển dụng. Đặc biệt, khi đã thấu hiểu được ứng viên, bạn có thể đặt ra các câu hỏi phỏng vấn sâu sắc hơn để hiểu họ hơn nữa, nắm được các thông tin quan trọng và ra quyết định tuyển dụng hợp lý hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Tuyển dụng là một quá trình của tập thể. Cho dù bạn có là nhân viên tuyển dụng duy nhất trong công ty, bạn vẫn cần phải làm việc với các phòng ban khác, trao đổi với quản lý nhân sự và các nhân viên có kinh nghiệm ở vị trí đang tuyển dụng để biết được công ty yêu cầu điều gì từ ứng viên.

Tìm hiểu thêm diễn đàn blog tổng hợp viết vui là chính với nhiều chủ đề hấp dẫn như chuyện hài hước, áo thun đồng phục, phong thuỷ, các mẫu thiệp đẹp,... xem tại: https://www.dongkhai.com/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK