Định hướng nghề nhân sự yêu cầu của ngành quản trị khách sạn ở vị trí nhân viên quản lý

 Từ xưa đến nay, nghề nhân sự đã luôn thể hiện tầm quan trọng của mình trong các doanh nghiệp, tập đoàn thông qua việc tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực. Trong khi, nguồn nhân lực lại là một nhân tố thiết yếu quyết định sự thành công hay thất bại của một các doanh nghiệp, tập đoàn.

Định hướng nghề nhân sự yêu cầu của ngành quản trị khách sạn ở vị trí nhân viên quản lý

Tại sao các bạn trẻ lại có định hướng làm nghề nhân sự?

Đa số các bạn trẻ định hướng làm nghề nhân sự vì có suy nghĩ đây là công việc “ổn định” về mọi mặt, do nó mang tính chất công việc của một người làm văn phòng. Tuy nhiên, điều này đúng chứ chưa đủ, các bạn mong muốn một công việc với mức lương cao hơn và mong muốn được sáng tạo, được cống hiến, thì đây vẫn là một công việc phù hợp với bạn.

Làm việc với con người chưa bao giờ là một công việc nhàm chán cả. Và nghề nhân sự trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, nó đã trở nên “đa nhiệm” hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng, tính sáng tạo hơn rất nhiều so với nghề nhân sự trước đây. Tuy nhiên, có đa dạng những sự lựa chọn trong lĩnh vực nhân sự, ở từng vị trí khác nhau sẽ ứng với khối lượng công việc và mức thu nhập bình quân khác nhau. Từ công việc có mức lương cơ bản là nhân viên nhân sự 5 – 7 triệu/ tháng cho đến CEO nhân sự với mức lương lên đến dao động từ 40 – 100 triệu/ tháng.

Một lí do khác cho việc định hướng nghề nhân sự của các bạn trẻ, là bởi vì nghề này vẫn có “đất dụng võ” trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Dù điều kiện doanh nghiệp buộc phải sa thải một số lượng nhân viên, thì họ vẫn rất cần bộ phận hành chính nhân sự tìm cách giúp họ sa thải những nhân viên có hiệu suất làm việc thấp, giữ lại những nhân viên giỏi, có tay nghề cao bằng việc chỉnh sửa các chính sách đãi ngộ nhân tài.

Làm cách nào để tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân?

Có nhiều bạn sau khi đọc nội dung ở trên, sẽ có những suy nghĩ liệu rằng mình đã có những sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình đúng chưa? Vâng, đây chính là lời giải đáp tốt nhất cho các bạn lúc này.

Chúng tôi đưa ra 5 bước cơ bản để các bạn tự mình định hướng hoặc đánh giá lại định hướng của bản thân:

Thứ nhất, là vượt qua rào cản định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn lo nghĩ đến nghề nghiệp các bạn thường phải đứng giữa 3 lựa chọn: nghề ba mẹ mong muốn, nghề bản thân yêu thích, và cuối cùng là “nghề hot”. Chính bạn phải là người nắm giữ cái cán cân đó, tự mình cân đo đong đếm giữa 3 yếu tố, sau đó đưa ra quyết định, thì quyết định đó mới có thể phù hợp với bản thân bạn.

Thứ hai, là tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp. Ở đây, chúng tôi không khuyên các bạn tìm hiểu thật nhiều nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực mà bạn đã học, hoặc yêu thích. Bạn không cần tìm hiểu kiến thức quá chuyên sâu, chỉ cần tìm hiểu kiến thức tổng quát.

Thứ ba, là xác định thế mạnh của bản thân. Công việc này bắt đầu sau khi đã có kiến thức tổng quát về những lĩnh vực mà bạn quan tâm. Chúng ta thường nghe câu “Cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”, nhưng trên thực tế thì nhiều người thành công lại cho rằng định hướng nghề nghiệp ban đầu của họ bắt đầu từ những điều họ “giỏi”.

Thứ tư, là tự trải nghiệm và khám phá. Chuẩn bị là quan trọng, nhưng chuẩn bị không thì chưa đủ. Các kiến thức có được từ những trải nghiệm luôn là những hành trang quý giá nhất. Vậy nên, chúng tôi khuyên các bạn phải thử nhiều các công việc mà các bạn đã chuẩn bị ngay cả khi còn ngồi trên giảng đường.

Đối với một người đã làm trong ngành nhân sự có nhiều kinh nghiệm, đã quen với công việc tổ chức tuyển dụng nhân viên, nên có thể bạn sẽ lơ là, không để tâm đến một số câu hỏi thường gặp khi ứng tuyển vào các vị trí như Trưởng phòng hay Giám đốc nhân sự. bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các câu hỏi cần thiết mà bạn có thể sẽ bỏ qua.

Khâu chuẩn bị là một trong những vấn đề mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý, nhất là khi đi phỏng vấn làm một nhân viên nhân sự

Trang phục cá nhân

Không cần phải quá bóng bẩy, hay xuề xòa, điều bạn cần là hợp lý, hãy tìm hiểu một chút về lĩnh vực của công ty bạn sắp tới phỏng vấn để ăn mặc sao cho phù hợp. Nếu bạn đi tuyển dụng ở vị trí nhân sự của một công ty chuyên về sự kiện, giải trí, sẽ khác với việc đi phỏng vấn ở một công ty về kế toán, ngân hàng... Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều có văn hóa riêng. Chính vì thế, đây là điều mà bạn nên quan tâm trước tiên.

Bạn hãy nói về phong cách quản lí của mình?

Mỗi con người đều là một cá thể riêng biệt khác nhau về tính cách cũng như kiến thức do đó mà phong cách quản lí nhân sự cũng mang nét đặc trưng riêng, nếu bạn là người có phong cách quản lí đặc biệt hơn thì bạn hãy tự tin nói về nó trong vòng phỏng vấn.

Tuy vậy, hãy luôn nhớ rằng mặc dù bạn có phong cách quản lí riêng nhưng chúng không thể áp dụng ở mọi môi trường làm việc do đó bên cạnh việc nói về phong cách quản lí của mình bạn cũng hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn không phải là người luôn cho mình là nhất, bạn đủ linh hoạt để sẵn sàng thay đổi phong cách để có thể phù hợp với môi trường làm việc và bạn là người có đủ tố chất có khả năng thành công với vị trí này.

Điều gì bạn không thích nhất ở ngành quản lí nhân sự?

Không có bất kì ai là hoàn hảo cũng như không có bất kì công việc nào là như ý muốn, cũng giống như câu nói “đời không như mơ”, bất kì công việc nào cũng tồn tại những mặt hạn chế, những việc mà bạn cảm thấy không thích. Nhưng cho dù bạn có không thích chúng cũng đừng biểu hiện quá quyết liệt vì nếu làm vậy đó sẽ có thể là điểm trừ cho bạn.

Thay vì sử dụng các từ ngữ, thái độ gay gắt bạn hãy khôn ngoan khi lựa chọn ngôn từ, hãy nói về chúng một cách nhẹ nhàng và tinh tế hơn, chẳng hạn như thay vì dung những từ như “ cực kì ghét”,... thì hãy thay thế bằng cách nói “ tôi không đam mê”,... như vậy sẽ thể hiện được thành ý cũng như phong thái làm việc của bạn, nhưng cũng đừng quên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy dù bạn không thích một số điều nhưng bạn vẫn chấp nhận và bạn hiểu được sự quan trọng của điều đó đối với ngành này cũng như đối với doanh nghiệp.

Kế hoạch phát triển công ty nếu bạn được nhận?

Trước kia, công việc chủ yếu của ngành quản lí nhân sự là giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi hay các mâu thuẫn trong công ty thì ngày nay những người làm trong ngành này chủ yếu phải quan tâm đến nhiệm vụ tiếp xúc, quản lí cpn người để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy với vai trò là người quản lí nhân sự bạn đã có những phương pháp gì để khai thác năng lực của nguồn nhân sự nhằm có thể khiến họ hài lòng với phúc lợi, yêu công việc hơn, nhận ra vị trí của mình trong công ty và cống hiến hết mình. Đối với kế hoạch của mình bạn cần nói rõ về cách thực hiện cũng như cách đánh giá sự hiệu quả của kế hoạch đó. Để có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng bạn cần am hiểu về công ty đó, có tầm nhìn xa trông rộng để có thể hoạch định ra các phương pháp mang lại lợi ích cho công ty nhất.

Phương hướng giải quyết mâu thuẫn nội bộ

Đối với một người làm nghề quản lí nhân sự thì bạn có nhiệm vụ là giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ tránh ảnh hưởng đến công ty, việc này đòi hỏi bạn phải là người luôn luôn giữ được bình tĩnh cũng như khéo léo xử lí mọi tình huống khó khăn. Để trả lời câu hỏi này đối với một người có nhiều kinh ngiệm phong phú như bạn là rất dễ, bạn chỉ cần kể những khó khan thực tế bạn đã gặp phải và hướng giải quyết của bạn trong công việc là được.

Hãy nói về môi trường làm việc mà bạn mong muốn?

Như đã nói ở trên để có thể vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng bạn cần tìm hiểu và nắm bắt rõ thông tin về công ty mà bạn lựa chọn, đồng thời đây đã là sự lựa chọn của bạn nên chúng tôi tin chắc môi trường làm việc ở đây tương đồng với môi trường mà bạn mong muốn, do đó hãy tự tin thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó.

Hoặc nếu bạn có những điều không hài lòng hoặc muốn thay đổi thì cũng hãy mạnh dạn bày tỏ với nhà tuyển dụng vì nếu trúng tuyển bạn sẽ là người quyết định môi trường làm việc, việc bày tỏ sẽ giúp cho nhà tuyển dụng và bạn hiểu nhau hơn tránh xảy ra các mâu thuẫn sau này.

Hãy đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng

Đây là câu hỏi để nhà tuyển xác định kĩ năng làm việc của bạn thông qua các câu hỏi mà bạn sẽ đề ra cho ứng viên. Đối với câu hỏi này bạn chỉ cần liệt kê ra những câu hỏi mà bạn cho là quan trọng đồn thời nếu bạn có những câu hỏi riêng, sáng tạo hơn thì bạn cũng hãy tự tin liệt kê ra vì có thể bạn sẽ gấy được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Hãy kể về một lần mà bạn làm trái quy định của công ty?

Người làm trong ngành quản lí nhân sự là người ban hành các luật lệ nhưng đông thời bạn cũng phải chấp hành các luật lệ do cấp trên đưa ra. Tuy nhiên, là một người quản lí nhân sự đối với các quy định mà bạn cảm thấy bất hợp lí thì bạn sẽ không tuân theo.

Là một người quản lí nhân sự bạn phải luôn là người năng động. Những lần không tuân theo quy định của công ty ( trong trường hợp bạn đúng) sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có trách nhiệm trong công việc, bạn sẵn sang đấu tranh, hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của cả doanh nghiệp.

Liệt kê các xu hướng quản lí nhân sự trong thời gian tới?

Khi ứng tuyển vào các vị trí đứng đầu trong ngành quản lí nhân sự bạn phải luôn luôn tìm hiểu các xu hướng quản lí nhân sự mới đồng thời chọn ra các xe hướng thích hợp với môi trường của công ty đê áp dụng vào thực tế. Hãy liệt kê các trang báo về vấn đề này mà bạn thường quan tâm hoặc những cuộc hội thảo mà bạn đã tham dự.

Ngành khách sạn là một ngành phục vụ trực tiếp các nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi của con người nên nó thường đòi hỏi các lao động trong ngành phải trẻ trung, năng động, nói cách khác nguồn lao động trong ngành này ngày càng trẻ hóa. Để có thể tuyển chọn và đào tạo được nguồn nhân lực làm trong ngành khách sạn, một ngành đòi hỏi sự chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cao thì không thể nào thiếu sự góp mặt của Quản trị khách sạn. Vì nhu cầu của ngành là nguồn lao động trẻ nên công việc quản trị khách sạn cũng phù hợp đối với các bạn trẻ năng động, có đam mê và có khả năng làm việc trong môi trường chịu khá nhiều áp lực tâm lý như khách sạn.

Thực tế thì bất kỳ ngành nghề nào cũng có những yêu cầu riêng biệt, nhưng đối với ngành khách sạn, vì là một ngành đặc thù, sản phẩm tạo ra hủ yếu là do sự tiếp xúc giữ con người với nhau nên những yêu cầu về công việc đối với đội ngũ nhân viên cũng rất cao, đặc biệt là với nghề quản trị khách sạn, một nghề giữ vị trí rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của khách sạn.

Cần Phải Có Kiến Thức Rộng Ở Nhiều Lĩnh Vực

Kinh doanh khách sạn là ngành phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu của các du khách nên đòi hỏi bạn cần có hiểu biết về văn hóa, ẩm thực, tâm lý, truyền thống, con người,… không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các nước trên thế giới ( do lượng du khách của ngành này rất đa dạng về quốc tịch, giới tính cũng như tuổi tác). Để có thể phục vụ du khách tốt nhất, đáp ứng và làm hài lòng du khách bạn cần am hiểu về tất cả các lĩnh vực trên để từ đó giúp cho công việc thuận lợi đồng thời giúp bản thân có khả năng thăng tiến hơn trong công việc

Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, nhiệt tình và nhạy bén

Làm việc trong khách sạn đồng nghĩa với việc hằng ngày bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người, không chỉ với khách hàng mà còn là với các ban ngành, bộ phận khác trong khách sạn, mỗi vị khách, mỗi bộ phận sẽ có các yêu cầu, các tính cách khác nhau, điều này đòi hỏi bạn phải là người khéo léo để có thể xử lý bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đây là một ngành đòi hỏi sự giao tiếp khá nhiều nên bạn cần phải tự tin, thân thiện và nắm bắt được tâm lý của đối phương. Nếu bạn làm tốt những điều trên thì thì bạn sẽ dễ phát triển hơn trong ngành.

Có khả năng sắp xếp công việc một cách hợp lý

Quản trị nhân sự nói chung bao gồm khai thác, quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Nói cách khác quản trị nhân sự là giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến con người gắn liền với công việc của người đó. Tương tự vậy, quản trị nhân sự khách sạn thường làm các công việc tổ chức, lập kế hoạch, thúc đẩy các bộ phận làm việc để có thể hoàn thành công việc trong khách sạn đúng tiến độ hoặc trước thời hạn. Do đó công việc này đòi hỏi bản thân người quản trị cần có khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp các công việc một cách khoa học để các bộ phận trong khách sạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

Có ngoại hình tốt và cẩn thận

Vì số lượng khách hàng là rất lớn và mỗi khách hàng đều có các yêu cầu khác nhau nên đòi hỏi bạn phải am hiểu về tâm lý của họ, hiểu được các nhu cầu của họ về những thứ cơ bản như thức ăn, phòng ngủ đến những vấn đề khác như vui chơi, giải trí,… Dù trong bất kỳ trường hợp nào hãy luôn nhớ rằng bạn chính là một trong những bộ mặt của khách sạn, hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của khách sạn, vì vậy hãy luôn là người chỉnh chu, gọn gang đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của ngành chính là sang trọng và lịch thiệp.

Có khả năng chịu áp lực công việc cao

Khách sạn là ngành đáp ứng nhu cầu của con người nên vấn đề áp lực về tâm lý là không thể nào tránh khỏi. Mỗi ngày tiếp xúc với rất nhiều người đòi hỏi bạn phải luôn trong trạng thái sẵn sang phục vụ bất cứ lúc nào, bất cứ yêu cầu nào. Do đó bạn phải là người chịu được áp lực trong công việc hoặc đơn giản là không được để áp lực đos ảnh hưởng đến công việc vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khách sạn.

Có thể giao tiếp tốt bằng nhiều thứ tiếng

Ngày này, tiếng anh là một trong những ngoại ngữ khá phổ biến, nó được đào tào hầu hết ở các môi trường đại học. Là một người làm trong ngành khách sạn, khách hàng của bạn là những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, vì vậy việc am hiểu ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh là thứ không thể thiếu. Am hiểu càng nhiều ngoại ngữ sẽ càng giúp bạn tiếp xúc và hiểu rõ hơn khách hàng của mình từ đó đáp ứng được yêu cầu của khách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Ta có thể thấy được ngành quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng và nhu cầu của các doanh nghiệp đối với ngành nhân sự cũng ngày càng nhiều, có thể nói ngành nhân sự đang là một trong những ngành có triển vọng phát triển trong tương lai rất lớn. Vậy đối với những bạn đang có ý định lựa chọn ngành nhân sự nhưng vẫn còn khá băn khoăn về tương lai hay thu nhập thì hôm nay qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về triển vọng và lương bổng của ngành nhân sự để có thể đưa ra quyết định có nên học quản trị nhân sự hay không?

Những công việc có thể đảm nhận của ngành quản trị nhân sự

Trong một xã hội hiện đại như ngày nay, nền kinh tế thay đổi mỗi ngày, hằng ngày có biết bao nhân viên bị sa thải, biết bao nhiêu công việc hết “hot” sau một thời gian, nhưng cho dù trong bất kỳ trường hợp nào thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần có những chiến lược đào tạo nhân viên nhằm tạo ra nguồn nhân lực mạnh để có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp vì thế mà ngành nhân sự sẽ không bao giờ bị “tuột dốc”.

Bên cạnh đó, các ban sẽ có rất nhiều lựa chọn về các vị trí của ngành nhân sự:

Giám đốc nhân sự

Nhân viên tuyển dụng

Phỏng vấn viên

Nhân viên lương thưởng và phúc lợi

Nhân viên quản lý về lương bổng

Chuyên gia phân tích công việc

Chuyên gia phân tích ngành nghề

Nhân viên quản lý dự án

Và còn rất nhiều vị trí khác cho các bạn có cơ hội lựa chọn.

Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mức thu nhập của nhân viên ngành quản trị nhân sự.

Hiện nay, đối với một sinh viên mới ra trường và bắt đầu làm việc trong ngành nhân sự sẽ có mức thu nhập trung bình rơi vào khoảng từ 5 triệu đồng/ tháng và có thể tăng thêm nếu các bạn có khả năng làm việc tốt.

Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự là một vị trí chắc hẳn ai cũng muốn hướng tới. Vậy giám đốc nhân sự là gì, ở các doanh nghiệp nước ngoài, vị trí giám đốc nhân sự còn được gọi là Chief Human Resources Officer ( viết tắt: CHRO ). Ở vị trí này thường là thạc sĩ quản trị kinh doanh, có kinh nghiệm từ 10 – 25 năm). Mức lương để trả cho một giám đốc nhân sự ở thời điểm hiện tại từ 30 tới 100 triệu/ tháng

Giám đốc khu vực

Giám đốc khu vực là ngườ chịu trách nhiệm về nhân sự tại địa bàn mình phụ trách. Quản lý hỗ trợ giám đốc nhân sự trong quá trình làm việc. Người làm vị trí quản lý khu vực thường là thạc sĩ quản trị kinh doanh có mức kinh nghiệp 15 – 20 năm với mức lương từ 25 – 80 triệu

Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi

Vị trí chuyên đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm 8 – 12 năm, với mức lương từ 20 – 40 triệu.

Trưởng phòng nhân sự

Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vấn đề tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty, doanh nghiệp. Một công việc rất quan trọng của người làm quản trị nhân sự. Đảm bảo được nhân viên mới nhanh chóng tiếp cận được với công việc cũng như môi trường làm việc mới tại công ty. Người làm trưởng phòng đào tạo thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 8 năm với mức lương trung bình hiện nay từ 15 – 45 triệu

Phó phòng nhân sự

Phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc tổ chức công việc, điều hành hoạt động Hành chính Nhân sự trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực nhân sự của Công ty như tuyển dụng, đào tạo, lương, phúc lợi…..trong phạm vi phân công của Trưởng phòng. Phó phòng nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm với mức lương khoảng 12 – 30 triệu

Giám sát nhân sự

Là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của của nhân viên vận hành. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm với mức lương khoảng 10 – 20 triệu

Chuyên viên nhân sự

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên danh sách phỏng vấn, chấm công nhân viên, quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty. Xử lý các vấn đề liên quan tới lương bổng, khen thưởng, kỷ luật… các chuyên viên nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm và có mức lương từ 5 – 12 triệu

Quản trị, trợ lý thực tập

Quản trị nhân sự là người xử lý các công việc cụ thể mà chuyên viên nhân sự đề ra. Ở vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 1 – 3 năm với mức lương 5 – 10 triệu

Và còn rất nhiều vị trí khác vơi các mức lương hấp dẫn dành cho các bạn trong ngành nhân sự – một ngành đang “hot” và có khả triển vọng khá cao. Không như các ngành khác ngành nhân sự có các chức danh cao hơn như Giám đốc hay Phó giám đốc vì thế các bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nếu lựa chọn ngành nhân sự.

Tham khảo thêm các chủ đề hấp dẫn như seo, kỹ thuật seo, video clip kỷ yếu, kỹ thuật chụp ảnh, quay phim, dịch vụ video,...Tại website: https://seotukhoa.com.vn/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK