Những tố chất và kỹ năng cần thiết phải có của một người quản lý cấp cao


Quản lý nhân sự vừa là một thách thức những cũng là cơ hội đối với bất kỳ nhà quản lý nào. Những nhân sự dưới quyền và hiệu quả công việc chính là thước đo năng lực của nhà quản lý cấp trên. Thành công hay thất bại của một công ty đều phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ nhân viên. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng quản lý nhân sự là yêu cầu cấp thiết không chỉ vì thành công của chính bạn mà còn là thành công của nhân viên và của cả công ty.



Vấn đề quản lý nhân sự hiện nay trong các doanh nghiệp là gì?

Các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam đều gặp chung một vấn đề khi quản lý doanh nghiệp đó là nhà quản trị có quan điểm khác nhau về chức năng của các bộ phận. Họ cho rằng quản lý nhân sự là công việc chuyên môn của bộ phận Nhân sự tuy nhiên sự thật thì không phải vậy. Bộ phận Nhân sự có chức năng tổng quát là cung cấp các công cụ, quy trình hệ thống để giúp cho CEO, giám đốc và các trưởng bộ phận có thể tự quản lý nhân sự của phòng ban mình.

Bộ phận Nhân sự sẽ cung cấp các công cụ, giấy tờ, quy trình dành cho việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự cho toàn bộ phận của doanh nghiệp, công ty.

Kỹ năng quản lý nhân sự cần có của nhà lãnh đạo cấp cao

Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản lý phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành một nhà quản lý nhân sự tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết.


Tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc

Sếp muốn quản lý nhân viên theo một cách có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Hết lòng công hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động. Nhân viên sẽ hành động, làm việc có thiên hướng theo phong cách và cách thức làm việc, sự tận tâm giống nhà quản lý.

Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia

Nhà quản lý không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niêm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.


Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên

Lãnh đạo phải đảm bảo quản lý nhân viên ở mức mỗi các nhân phải nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì làm việc một cách hiệu quả, năng suất cao dưới sự hướng dẫn và định hướng của quản lý. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ giao tiếp của sếp với nhân viên.

Nhân viên cũng cần được phát triển. Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.

Tầm nhìn chiến lược

Đây chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Xác định rõ mục tiêu

Mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi hoạt động khác. Mục tiêu xây dựng theo mô hình phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt…Nếu mục tiêu không khả thi thì sẽ triệt tiêu sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên. Mục tiêu không rõ ràng gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện thực hiện một cách sai lệch. Mục tiêu không ràng gây lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian và nguồn nhân lực. Mục tiêu cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và cho từng cá nhân.


Công cụ làm việc

Nhân viên phải có tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật và cá nhân để thực hiện công việc của họ. Chúng là những công cụ, dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, thời gian làm việc hợp lý, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học công nghệ cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong quá trình hội nhập công việc và môi trường làm việc. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.

Đánh giá nhân viên

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách định kỳ, đột xuất sẽ kiểm soát được kết quả công việc của nhân viêc và tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Đánh giá nhân viên làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực… Đồng thời, giúp nhân hiểu và hài lòng hơn với chính sách lương thưởng công bằng “ ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng ”.

Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen – chê

Bạn sẽ nhận thấy lợi ích to lớn từ việc khen nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì khen tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn…Khen được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khen, tuyên dương trước công ty hay đơn giản chỉ là câu nói “ bạn làm tốt lắm”. Khen – chê nhân viên cũng là một nghệ thuật. 

Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức và có thể từ bỏ bạn. Vì thế, khi chê nhân viên nhà quản trị cần phải vừa đấm, vừa xoa vì bản chất họ vẫn là nhân viên tốt. Bạn làm cho họ nhận biết được lỗi lầm nhưng không làm họ bị tổn thương hay bị xúc phạm để họ nỗ lực sửa chữa.


Không ai có thể tránh được tình trạng chán nản, uể oải với công việc, nhất là khi kế hoạch thất bại, kết quả công việc không như ý muốn, không được tăng lương hay cất nhắc thăng chức… Những lúc thế này bạn phải biết cách tạo động lực cho họ, có khen thưởng rõ ràng. Tuy nhiên, là một người lãnh đạo bạn không nên trách mắng nhân viên của mình trước người khác, hãy gặp riêng và nhắc nhở họ, bên cạnh đó hãy có những lời động viên để họ thoát khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Có như vậy bạn mới thật sự là lãnh đạo tốt và hiểu tâm lý nhân viên.

Kỹ năng lãnh đạo không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn. Đừng nghĩ những người làm lãnh đạo là những người đã có tố chất sẵn và họ may mắn, tất cả đều nhờ vào sự cố gắng. Nếu bạn thật sự muốn trở thành lãnh đạo, nhất là khắc ghi được dấu ấn trong lòng nhân viên hay khách hàng, hãy luyện cho mình những kỹ năng trên nhé, thành công sớm sẽ mỉm cười với bạn.



Kỹ năng giao tiếp tốt

Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. 

Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.

Phân chia công việc phù hợp

Người lãnh đạo hay quản lý thì đều cần tồn tại kỹ năng giao việc cho nhân viên. Một người quản lý tài giỏi sẽ không thể làm hết phần công việc của một tập thể. Vì vậy hãy đánh giá năng lực của từng cá nhân từ đó phân tích và đưa ra bảng mô tả công việc của nhân viên bán hàng sao cho giao công việc phù hợp. Để làm được như vậy thì bạn không nên bỏ qua kỹ năng số 7 ở trên. Tiếp xúc nhiều với nhân viên cũng là điều tốt sẽ hiểu rõ năng lực và sở trường của họ.

Sẽ không phải lo về vấn đề giao việc quá sức với năng lực của nhân viên. Điều đó sẽ làm nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.

Luôn luôn học hỏi

Một ngày trôi qua là một sự thay đổi là một sự biến động. Vì vậy cho dù học thế nào vẫn sẽ là chưa đủ. Thông qua không ngừng học hỏi, sẽ tích lũy được lượng lớn kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp thời đại. Hơn nữa, việc này sẽ thúc đẩy sự ham học hỏi của mỗi nhân viên trong công ty. Tóm lại, để trở thành một nhà quản lý tài giỏi thì không tự nhiên mà có mà cũng chẳng tự nhiên sinh ra. Mà cần phải luôn luôn nỗ lực, trau dồi học tập các kỹ năng quản lý nhân viên qua sách vở, kinh nghiệp thực tiễn và kinh nghiệm của những nhà quản lý tài giỏi khác.

"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM


 Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18  ( Ms. Nguyệt )

Email: nguyethey@gmail.com 
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw






About Nguyễn Như

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK