Xây dựng văn hóa doanh nghiệp quản lý nhân viên dựa trên nền tảng chia sẻ và giao tiếp

 Khi chúng ta là một nhân sự mới bước vào ngành thì chắc chắn chúng ta phải chuẩn bị và đối mặt với nhiều rủi ro trong công việc. Kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm sống, các mối quan hệ trong xã hội... là những cái cơ bản mà chúng ta cần phải quan tâm. Vị trí mà chúng ta đang đứng là nỗ lực bấy lâu nay, để giữ được nó và muốn tiến xa hơn thì chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức, cần phải chịu được áp lực từ công việc, không phải một nhà nhân sự giỏi luôn được làm lãnh đạo ngay từ mới bắt đầu mà qua từng ngày họ từ từ  phấn đấu để đi lên.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp quản lý nhân viên dựa trên nền tảng chia sẻ và giao tiếp

Bạn là người năng động, luôn tham gia các chương trình do nhà trường, lớp học tổ chức,... bạn luôn đúc rút được kinh nghiệm từ người khác, luôn có những ý tưởng sang tạo mới lạ thì bạn sẽ là một ứng viên sang giá sau này. Trong quá trình làm việc cho một cá nhân, tổ chức bạn luôn là người tiên phong, bạn trung thực, có tính kỷ luật cao thì bạn sẽ tạo được uy tín trong mắt mọi người.

Nếu sau này bạn muốn là một nhà quản lý nhân sự thì bất cứ lúc nào bạn có thời gian, tôi nghĩ bạn nên tham gia thực tế ở các tổ chức, doanh nghiệp để phuc vụ cho công việc của bạn sau này, giao tiếp với mọi người xung quanh cũng là cách mà bạn nắm bắt được suy nghĩ cua họ và tích lũy thêm kinh nghiệm sống cho mình.

Đây là nghệ thuật quản trị nhân sự đỉnh cao. Những doanh nghiệp có bề dày lịch sử và đã thành công trong thời gian dài thường rất mạnh về yếu tố về nhân sự.

Các nền tảng quản trị nhân sự khác như OKRs, thúc đẩy phát triển sản phẩm, theo khung năng lực,... thường chỉ hợp với chiến lược tối ưu kết quả kinh doanh, còn “giao tiếp” và “chia sẻ” mới là hai từ khoá chính của quản trị nhân sự. Dù đầu quân cho bất kỳ doanh nghiệp nào, con người điều cần quan tâm đến miếng cơm manh áo và những mối quan hệ đời thường, nói chung là những điều bình dị rất “con người”. Điều này càng đúng hơn nữa với truyền thống của người Việt.

Sự chia sẻ giúp cho việc hợp tác được cân bằng nhất về quyền lợi, nâng cao nhất sự tin tưởng, tôn trọng và tập trung. Việc giao tiếp cởi mở giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên, là nền tảng thúc đẩy sự công bằng và minh bạch trong doanh nghiệp.

Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả

Môi trường làm việc, hay chuyên nghiệp hơn là EVP doanh nghiệp, là một yếu tố tất yếu thuộc văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài việc quy định cách ứng xử, thái độ làm việc,... thì vẫn còn một vài khía cạnh cần bàn tới. Đó là những mục tiêu chung, sự đảm bảo của doanh nghiệp cho từng mục tiêu cá nhân và các yếu tố về nơi làm việc giúp nhân viên cảm thấy hứng thú.

Nếu bạn đề cao mục tiêu kinh doanh và coi kết quả kinh doanh là sự thành công duy nhất, bạn sẽ thu hút nhiều nhân viên có chí tiến thủ và hoài bão lớn. Nếu doanh nghiệp của bạn coi trọng phát triển năng lực đội ngũ để duy trì một đội nhóm làm việc hiệu quả, bền vững giúp công việc kinh doanh phát triển đều đặn và lâu dài, nhân viên phù hợp là những người đủ kinh nghiệm, chỉ cần một mức đãi ngộ hợp lý và những đồng đội thấu hiểu họ.

Giúp mọi thành viên phát triển

Không phải chỉ duy nhất một người hoặc một nhóm người cụ thể mới có cơ hội được học tập và phát triển. Việc để nhân viên mới chỉ quanh quẩn pha trà, rót nước hoàn toàn không phải là cách thức đúng đắn. Quả thực họ là ứng viên thiếu kinh nghiệm nhưng họ có tiềm năng, họ sẽ làm tốt công việc nếu được tham gia vào các buổi onboarding hiệu quả, được hoà mình vào tập thể như những nhân viên bình thường.

Sẽ thật tuyệt vời nếu doanh nghiệp bạn không chỉ cho nhân viên một công việc mà còn là một sự nghiệp phát triển lâu dài. Đó chính là điều mà mọi nhân viên đều muốn nghe và cống hiến hết mình cho điều đó.

“Nói được làm được” – trách nhiệm tối cao trong công việc

Nhà quản trị nhânnên đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên. Không cần phải căng thẳng như ra lệnh “Chúng tôi không trả lương cho anh để anh biến công việc thành đống ngổn ngang như thế này!”, hãy tạo cho nhân viên thói quen chuẩn bị kỹ lưỡng và theo đuổi công việc đến cùng. Trước khi chốt phương án triển khai cuối cùng, nhân viên cần ngồi lại với bạn để bàn bạc lập kế hoạch, xin lời khuyên về các rủi ro có thể xảy ra. Sau đó, hãy chắc chắn mọi người đều phải làm và cố gắng hết sức để làm được theo đúng kế hoạch. 

Theo dõi, kiểm soát, khích lệ

Bạn cần nắm được tần suất làm việc, kết quả từng khâu hoạt động của các bộ phận (chỉ theo dõi các kết quả chính), kết quả chung của doanh nghiệp, các chỉ số về thời gian nghỉ phép, giờ đi làm, KPI, hiệu quả đào tạo nhân viên,... Khi kiểm soát chặt chẽ, bạn sẽ hiểu rõ về tình hình hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn để khích lệ. 

Hành động khích lệ kịp thời có thể giúp một nhân viên chưa có phong độ tốt quay trở lại làm việc với 100% sức lực của mình. Với các nhân viên đạt được kỳ vọng hay thậm chí là vượt kỳ vọng, bạn có thể khích lệ để họ liên tục lập những kỷ lục mới trong hiệu suất làm việc của mình. Khích lệ là liệu pháp tinh thần cực tốt, đem lại nhiều giá trị mà nhà quản trị nhân sự cần làm thật giỏi.

Để đào tạo được một nhân viên mới quả thực rất mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, chi phí dù ít hay nhiều thì đấy cũng là một khoản thu nhập của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Nhân viên mới chịu nhiều áp lực

Thực trạng về quy trình đào tạo nhân viên mới ngay ngày đầu tiên làm việc: dù là một nhân viên có kinh nghiệm lâu năm khi họ tiếp xúc với một môi trường làm việc mới thì cũng gây áp lực cho họ, họ có thể bị các một số nhân viên trong công ty coi thường, bàn tán này nọ, bị sếp phàn nàn, lại càng gây sức ép cho họ. họ có thể bị người ta sai khiến, ỷ lại.

Chưa kịp làm quen với môi trường làm việc mới

Những nhân viên mới vào làm thường được giao rất ít việc, thế nhưng họ chẳng biết phải sắp sếp các công việc đó theo thứ tự hay một lịch trình cụ thể nào để cho dễ dàng. Nhưng có nhiều công ty, doanh nghiệp họ lại gây căng thẳng cho nhân viên mới chẳng hạn; giao nhiều nhiệm vụ nhưng phải hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn, đưa ra các định mức công việc,...Chính những điều đó lại làm họ thêm hoang mang, lo lắng, mất niềm tin vào công việc.

Cần thiết phải có phương án hợp lý

Ta thử hỏi một người nào đó xem, khi mới vào làm cho một công ty, tập đoàn nào đó thì họ sẽ như thế vào, và tất nhiên họ sẽ nói rất mệt mỏi, luôn bị áp lực bởi công việc, thậm chí có nhiều người muốn từ  bỏ ngay từ ngày đầu tiên đi làm, nếu làm cho các công ty, doanh ngiệp nhỏ thì áp lực công việc sẽ ít hơn, còn nếu bạn làm trong một tập đoàn lớn thì nhiều khi bạn rất khó để tiếp tục công việc. Chính vì thế, để đào tạo được một nhân viên mới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã phải bỏ thời gian, chi phí cho quá trình đào tạo đó, vậy nên trước khi đào tạo một nhân viên mới, thì các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên có các phương án hợp lý để tối ưu hóa chi phí đào tạo nhưng lại mang lại hiệu quả cho quá trình đào tạo đó. Nếu các doanh nghiệp biết đầu tư ký lưỡng, sẽ nâng cao trình độ hơn cho nhân viên, lúc này doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

Gợi ý về quy trình đào tạo nhân viên mới

Quy trình đào tạo nhân viên mới theo mục đích định hướng nhân sự: Để giảm áp lực cho nhân viên mới trong ngày đầu làm việc thì các nhà đào tạo nên tạo một môi trường thoải mái, dễ chịu cho các nhân viên.

Đào tạo có bài bản giúp tiết kiệm thời gian

Giảm thời gian và chi phí cho nhân viên: mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, nên trong quá trình đào tạo các nhân viên mới thì doanh nghiệp nên đưa ra các kế hoạch rõ rang, theo một trật tự logic nhất định, sẽ giúp nhân viên bám sát được vấn đề giảm thiểu được chi phí đào tạo cho nhân viên. Khi kế hoạch đào tạo đã được xác định thì rõ ràng các vị trí nhân viên quản lý mới nhanh nắm bắt được các yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra từ đó rút ngắn được thời gian đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp.

Giảm lo lắng cho nhân viên mới

khi áp lực công việc là vấn đề rắc rối làm đau đầu cho bất cứ nhân viên nào củng sợ hãi, lo lắng. Một khi các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các định hướng đúng đắn, hợp lý cho nhân viên, thì khi đi vào công việc  của mình, họ sẽ dễ dàng nắm bắt và hoàn thành công việc hơn, tránh được các căng thẳng do công việc gây ra.

Tối ưu doanh số từ nhân viên

Doanh nghiệp cần xác định đúng mục đích đào tạo các nhân viên là gì? Là để có được những nhân viên đóng góp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để những đóng góp đó của nhân viên đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thì họ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin, các trang thiết bị cho nhân viên nhằm giúp cho nhân viên đáp ứng được các nhiệm vụ mà công ty đã đề ra.

Tiết kiệm thời gian cho người hướng dẫn/quản lý

Ngay từ khi đào tạo nhân viên các nhà quản lý đưa ra các định hướng đúng thì các nhân viên mới sẽ tiếp thu nhanh những yêu cầu mà doanh nghiệp yêu cầu các nhân viên thực hiện, làm giảm được một thời gian đào tạo nhân viên của các nhà quản lý, các nhà quản lý nhân viên chỉ cần nêu lên các vấn đề trọng điểm cần chú ý trong công việc của nhân viên, từ đó nhân viên có thể dễ dàng hơn trong việc khai thác các vấn đề liên quan đến công việc của mình.

Phát triển sự kỳ vọng công việc thực tế, thái độ tích cực, và hài lòng công việc

đây là sự hài hòa giữa con người và công việc. Khi các nhân viên đáp ứng được sự kỳ vọng của các nhà đào tạo thì thì bản thân họ rất vui tự hào về điều đó, và các nhà đào tạo cũng vậy. khi đó tốc độ thực hiện công việc sẽ được đẩy nhanh hơn, thời gian hoàn thành công việc sẽ được rút ngắn.

Dành thời gian chia sẻ định hướng với nhân viên mới

Đừng để định hướng thất bại vì các kế hoạch đưa ra không đảm bảo chắc chắn cho quá trình đào tạo nhân, quá trình tiếp thu và sự hăng say về công việc của nhân viên kém, quá trình quản lý đào tạo không chủ yếu là lý thuyết, các quản lý của các nhà đào tạo chưa phù hợp,...đây là một thất bại của nhiều nhà đào tạo khi đào nhân viên.

Những lưu ý khi định hướng nhân viên: để giảm thiểu những gì không mong muốn các nhà đào tạo cần phải vạch ra các ý tưởng trước để tăng hiệu quả cho quá trình đào tạo, các nhà đào tạo cần xác định đúng nhu cầu đào tạo, lập kế hoach thật rõ ràng và chi tiết, đưa ra các phương pháp – hình thức – kỹ thuật đào tạo, thực hiện và đánh giá quá trình đào tạo.

Môi trường làm việc của nhân viên sẽ như thế nào để họ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm việc vào những ngày đầu.

Các nhân viên phải được biết các nguyên tắc mà công ty, doanh nghiệp đưa ra để nhân viên tránh được các trường hợp vi phạm.

Các nhân viên phải được đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc đào tạo cũng như quá trình làm việc cho nhân viên.

Hoạch định cho nhưng lai: trong quá trình đào tạo các nhà quản lý có thể  phát hiện được các nhân viên có tiềm năng đê tạo cơ hội và phát triển sự nghiệp cho nhân viên sau này.

Người quản lý đào tạo cho các nhân viên mới cần phải có trách nhiệm với công việc của mình cho đến khi hoàn thành nhiêm vụ của mình và cả trong quá trình làm việc, không được thờ ơ hay chỉ dẫn cho nhân viên một cách sơ sài, thiếu trách nhiệm, giúp nhân viên nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là một phương thức giao tiếp thông dụng trong nhiều doanh nghiệp. Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể hiểu đơn giản là việc trao và nhận thông điệp với người khác. Những biểu hiện, cử chỉ bên ngoài như ánh mắt, nét mặt, cái vẫy tay hay nụ cười chính là giao tiếp phi ngôn ngữ. Theo nghiên cứu nhỏ, giao tiếp gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, giọng điệu và phi ngôn ngữ. Trong đó, yếu tố phi ngôn ngữ chiếm tỷ lệ quan trọng tương đối cao, dường như là hơn 55% trong việc tác động đến người khác. Vì là những biểu hiện nên giao tiếp phi ngôn ngữ có chức năng truyền tải thông điệp rất cao, nhanh và mạnh. Vì thế, giao tiếp phi ngôn ngữ thường được sử dụng nhiều trong văn phòng, quản lý nhân sự.

Giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng như thế nào?

Như đã trình bày ở trên, giao tiếp phi ngôn ngữ thực sự quan trọng trong các cuộc hội thoại, diễn ngôn và đặc biệt là trong quản lý nhân sự. Nhân sự được hiểu là bộ phận quản lý nhân lực trong công ty hay là mối quan hệ giữa các nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức. Vì là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người nên mọi thái độ, hành vi luôn là những yếu tố tác động đến thông điệp hay chất lượng của cuộc giao tiếp.

Giao tiếp không chỉ giúp trao đổi thông tin, mà là cơ sở để thể hiện bạn là một người như thế nào. Vì là những biểu hiện bên ngoài nên người đối diện dễ nhận thấy và cảm nhận, vì thế nếu không tinh tế điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình, bạn có thể làm người khác hiểu lầm và nghĩ sai về bạn. Tệ hơn là những thông điệp bạn truyền đi đều không được đối tác tiếp nhận và hiểu đúng.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là phương diện thể hiện người quản lý hay nhân viên có độ tinh tế không, có hay có phải là người có khả năng kiềm chế cảm xúc, điều khiển được cơ thể mình hay không. Nhờ những biểu hiện của người đối diện, người quản lý có thể lấy cơ sở để đánh giá thái độ của họ. Muốn có được những kinh nghiệm trong việc đọc vị một người nhân viên, người làm công tác nhân sự cần tự tích lũy thông qua việc giao tiếp hằng ngày, đọc sách.

Một số lưu ý quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ

Ở mỗi môi trường, dường như giao tiếp phi ngôn ngữ có một tầm quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ định giao tiếp phi ngôn ngữ đặc biệt quan trọng trong việc quản lý nhân sự doanh nghiệp. Vì thế, một số lưu ý được chúng tôi đề xuất đến bạn trong vấn đề này như sau:

Thứ nhất, bạn cần chú ý đến biểu hiện trên nét mặt của mình và người đối diện trong cuộc hội thoại. Đôi khi chỉ cần cái nhíu mày không có chủ ý của người quản lý đã để lại ấn tượng không tốt ở nhân viên của mình. Hay trong lúc căng thẳng, nụ cười được xem là “thang thuốc bổ” đặc biệt hữu ích trong việc xoa dịu không khí căng thẳng.

Bạn có thấy biểu tượng cái gật đầu và lắc đầu có ý nghĩa giống nhau ở tất cả mọi nơi không. Và có pahir gật đầu là đồng ý, còn lắc đầu là ngược lại không. Không hẳn như thế, ở mỗi địa phương, môi trường xã hội khác nhau thường có quy định khác nhau. Vì thế, chúng ta nên cân nhắc trong việc sử dụng phi ngôn ngữ hợp lý.

Cái bắt tay hay ánh mắt có thông điệp là biểu hiện khá phổ biến trong thời đại ngày nay. Với văn hóa của nước ta, khi nói bạn nên nhìn vào mắt của người đó, vì nó thể hiện bạn tôn trọng họ. Tuy nhiên, không nên nhìn chằm chằm vì sẽ gây mất thiện cảm đối với họ.

Những kỹ năng cần thiết

Để cũng cố thêm kiến thức cho mình về ngành quản trị nhân sự thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đứng trước đám đông, ngoài ra chúng ta có thể học thêm các môn tâm lý để nắm bắt được những suy nghĩ của người khác. Mặc dù có nhiều nhà quản lý nhân sự tài năng, họ không muốn chỉ dẫm chân ở một mức đó, vì thế họ không ngừng nổ lực học hỏi từ những chuyên gia nổi tiếng trên toàn thế giới, để mở rộng thêm kiến thức họ có thể bỏ ra một khoản chi phí để có được những kiến thức mà họ cần để đáp ứng cho công việc của họ.

Những kỹ năng khác trong kỷ nguyên 4.0

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các nhà nhân sự cần khẩn trương tiếp cận với công nghệ tránh bị lạc hậu. Bạn phải có kỹ năng về máy tính, hiểu biết các ứng dụng của nó, các kết nối internet để tìm kiếm các thông tin, tìm hiểu các ảnh hưởng sắp xảy ra để phục vụ cho doanh nghiệp. Các nhà nhân sự cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để đảm bảo cho những đàm phán giữa các đối tác, các tổ chức, các cá nhân luôn được thực hiện một cách có hiệu quả.

Trong giao tiếp chúng ta cần phải nắm bắt được ngôn ngữ , phong tục tập quán giữa các vùng miền, luôn giữ mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người không khinh bỉ hay trách móc bất cứ một ai, nhanh chóng tiếp cận được với môi trường làm việc mới,...

Một nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt được các vấn đề trong doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội, để đưa ra các mục tiêu đúng và hoàn thành tốt mục tiêu đó. Có kỹ năng và sẵn sàng đứng ra giải quyết các xung đột xảy ra trong công ty.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ về sơn đảm bảo uy tín chất lượng cao sơn lót chống rỉ, sơn nền nhà xưởng cho các nhà máy, cung cấp giải pháp tư vấn thi công sơn, bán lẻ các dòng sản phẩm epoxy được ưa chuộng trên thị trường, là một địa chỉ thi công sơn đáng tin cậy...

Với gần 10 năm kinh nghiệm Kim Loan vẫn từng bước vững chắc dần khẳng định và xây dựng thương hiệu trên thị trường cung cấp vật liệu xây dựng cũng như trong lĩnh vực thi công lắp đặt công trình.

Công ty Sơn EPOXY Kim Loan chuyên sơn lót chống rỉ và sơn nền nhà xưởng cho các nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp ở tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận với các dòng sơn SƠN KLC, SƠN RAINBOW, SƠN ICI, SƠN NIPPON, SƠN EXPO, SƠN SEAMASTER, SƠN KOVA, SƠN BẠCH TUYẾT, .. Chúng tôi cam kết bán sơn chính hãng, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng !

Website: https://www.thicongson.net/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK