Làm sao để lấy lòng được sự tin tưởng của sếp

Sếp là người lãnh đạo người quyết định mức lương và sự thăng tiến của bạn. Cho nên bạn phải lấy lòng thật tốt.



1. Đi làm sớm


Nghiên cứu của Trường Kinh doanh Michael G. Foster, ĐH Washington cho rằng những nhân viên đến văn phòng sớm thường được đánh giá là những người tận tụy hơn và làm việc hiệu quả hơn những người đến muộn. Trong khi họ không quan tâm tới việc những người tới muộn có thể sẽ ở lại công sở muộn hơn những người đến sớm.

Nếu bạn thấy mình làm việc hiệu quả hơn trong khung giờ từ 10 giờ tới 6 giờ, thay vì từ 9 giờ tới 5 giờ, hãy giải thích với sếp tình huống của mình và chấp nhận đối mặt với khả năng “tư duy thiên vị buổi sáng” của họ.

2. Xin ý kiến


Có thể bạn thường dè chừng khi hỏi sếp bất cứ điều gì, nhưng nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard cho rằng xin lời khuyên không đồng nghĩa với việc làm bạn có vẻ ngu ngốc. Nó có thể giúp bạn được đánh giá là có năng lực hơn.

Trong một thí nghiệm với 170 sinh viên đại học, họ được yêu cầu ghép cặp với một cộng sự - mà thực tế chỉ là mô phỏng máy vi tính. Khi họ hoàn thành nhiệm vụ được giao trên máy vi tính, “cộng sự” này sẽ nói là “tôi hi vọng nó ổn” hoặc “tôi hi vọng nó ổn. Bạn có lời khuyên nào không?”

Kết quả là những sinh viên được xin lời khuyên đánh giá những “cộng sự” xin lời khuyên là có năng lực hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng giải thích rằng khi bạn xin lời khuyên, bạn đang thừa nhận kinh nghiệm và trí thông minh của người đó, vì thế họ có thiện cảm với bạn.

3. Đặt ra mục tiêu dài hạn

Công ty tư vấn phát triển lãnh đạo Zenger đã dành 5 năm để tập hợp 50.000 đánh giá về hơn 4.000 nhân viên.

Theo phát hiện của công ty này, có một hành vi giúp một nhân viên nổi bật trong mắt của cả ông chủ lẫn những nhân viên còn lại, đó là: đặt ra những mục tiêu dài hạn.

Điều thú vị là hầu hết mọi người không nhận ra những mục tiêu này là rất quan trọng.

4. Chú ý tới tiểu tiết

Ryan Holmes – CEO của Hootsuite – đã viết trong một bài đăng trên Linkedln rằng, ở công ty ông, “chỉ một trục trặc kỹ thuật nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều khách hàng trong một thời gian ngắn. Một nhân viên có khả năng phát hiện ra những lỗi nhỏ thực sự có thể nổi bật giữa đám đông”.



5. Nói “cảm ơn”

Bày tỏ lòng biết ơn của mình trước thông tin phản hồi của sếp – thậm chí là nếu nó tiêu cực – có thể giúp họ cảm thấy ấm áp hơn về bạn – theo một nghiên cứu vào năm 2011 từ ĐH Nam California.

Trong một thí nghiệm với khoảng 200 sinh viên năm cuối tham gia. Họ được yêu cầu đánh giá bản phác thảo hướng dẫn mà một “cộng sự” viết về cách lắp ráp các bộ phận của một thiết bị (thực ra là không có “cộng sự” nào cả, mà các hướng dẫn được biết bởi người làm thí nghiệm).

Khi nhận được đánh giá, những người thực hiện thí nghiệm gửi lời một lời nhắn với tư cách là “cộng sự”. Một số nói rằng “tôi chỉ muốn cho bạn biết là tôi đã nhận được phản hồi của bạn về phác thảo của tôi”. Một số khác thì nói rằng “Cảm ơn bạn rất nhiều! Tôi rất biết ơn!”.

Kết quả là, những người tham gia thí nghiệm ở vị trí giám sát đánh giá những “cộng sự” biết ơn mình cao hơn.

( Xem thêm: Thi công sơn epoxy )

6. Nghỉ phép

Theo phân tích của Oxford Economics for Project: Time Off, những nhân viên sử dụng hết thời gian nghỉ phép của mình có khả năng được thăng chức hoặc tăng lương cao hơn 6,5% so với những người không sử dụng ít nhất 11 ngày nghỉ có lương.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nghỉ phép giúp bạn thăng tiến ngay lập tức, mà nó mang lại cho bạn thêm năng lượng để cống hiến tốt hơn, sáng tạo tốt hơn.

7. Phát biểu ý kiến

Jenna Lyons – chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của J. Crew Group Inc. chia sẻ với Motto rằng bà khuyên mọi người nên chia sẻ quan điểm của mình. “Tôi thấy nếu mọi người không tham gia đối thoại, họ sẽ không thể nổi bật”.

Đừng sợ ý kiến của mình ngu ngốc. Giống như Lyons nói, bạn “đừng bao giờ sợ đưa ra một ý tưởng, tất cả chúng ta đều có những ý kiến hay và những ý kiến dở”.

8. Siêng năng, cần cù

Chẳng Sếp nào lại muốn trả lương cho nhân viên của mình sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng hay cứ ngồi chờ hết giờ lại về. Cho dù sếp bạn là người dễ dãi, bạn cũng phải có thái độ làm việc thật nghiêm túc, khi công việc đã xong bạn nên kiểm tra kỹ có gì sai sót hay không? Đôi khi việc kiểm tra đó cũng giúp bạn phát hiện ra điều gì mới mẻ để rút kinh ngiệm làm tốt hơn ở những lần sau. Bạn cũng có thể giúp đỡ các đồng nghiệp trong công việc của họ, như thế Sếp sẽ nhận ra bạn rất nhiệt tình trong công việc.

9. Thân tình với Sếp

Trong công việc mối quan hệ giữa bạn và Sếp thực sự có khoãng cách, bạn cần tôn trọng Sếp, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên bản thân Sếp cũng muốn hòa đồng cùng với nhân viên, vì vậy khi nói chuyện với Sếp ngoài công sở như nói về đội bóng yêu thích, những vấn đề kinh tế xã hội bạn hãy thể hiện chân thành như một người bạn. Sếp sẽ nhận ra bạn là một người đáng tin cậy trong công việc lẫn trong cuộc sống.

10. Năng động và chủ động trong công việc

Các Sếp là những người đi trước họ có rất nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng hướng dẫn bạn một cách nhiệt tình. Tuy nhiên bạn không nên lúc nào cũng hỏi Sếp từ việc lớn đến việc nhỏ, như vậy Sếp sẽ đánh giá bạn là người không có năng lực thực sự. Với mỗi công việc bạn phải tự lực suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết, chỉ hỏi Sếp khi việc đó thật sự khó khăn mà bạn không chắc chắn là đúng. Ngoài ra những công việc gì mà Sếp đã hướng dẫn một lần, bạn cần phải ghi nhớ, nếu cần thiết bạn có thể ghi ghép cẩn thận để không hỏi lần thứ hai.

Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp

Marianne Adoradio, nhà tư vấn và tuyển dụng của công ty Sillicon Valley, nói rằng: “Việc đưa ra những câu hỏi thông minh khi nói chuyện với sếp không phải là dễ”. Bạn nên biết thời điểm nào là phù hợp để nói chuyện cũng như biết dừng đúng lúc nếu cảm thấy sếp không thoải mái với cuộc nói chuyện. Cách tốt nhất là nên hỏi những gì bạn cần và đảm bảo rằng chúng thuộc lĩnh vực công việc sếp quản lý.

Có khả năng nghe hiểu tốt

John Farner, nhà quản lý nhân sự của công ty Russell, nói: “Các nhà quản lý đánh giá rất cao khả năng nghe hiểu của nhân viên”. Ví dụ, khi sếp giao việc hoặc hướng dẫn bạn cách thực hiện một dự án nào đó nhằm giúp bạn có được kết quả công việc tốt nhất, sếp muốn biết chắc rằng bạn đã hiểu rõ được vấn đề đó. Vì thế hãy nói tóm tắt lại những ý của sếp để cho sếp biết bạn đã hiểu rõ mọi vấn đề và không còn thắc mắc nào.

Khả năng hợp tác

Khi sếp đưa ra một ý tưởng mới, hãy phản ứng theo cách xây dựng giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn thay vì “bê nguyên” và sử dụng chúng ngay lập tức. Hãy chứng tỏ rằng bạn luôn cố gắng suy nghĩ để cùng mọi người đem lại kết quả tốt nhất trong công việc.

Xây dựng các mối quan hệ trong công việc

Sếp sẽ cảm thấy rất vui khi các nhân viên có quan hệ tốt với nhau và với khách hàng. Hãy áp dụng những gì bạn được học về quan hệ khách hàng cũng như kinh nghiệm bản thân trong quan hệ với đồng nghiệp để những mối quan hệ này luôn bền chặt. Đó không chỉ là cách “ghi điểm” với sếp mà còn giúp phát triển sự nghiệp của bạn.



Biết rõ những mong muốn của sếp

Điều quan trọng nhất mà nhân viên cần phải biết đó là sếp mong chờ gì ở mỗi nhân viên? Ví dụ, đó có thể là mong muốn nhân viên hòa hợp và cùng nhau làm việc tốt. Nhưng có những sếp lại đánh giá cao khả năng cá nhân và yêu cầu nhân viên chứng minh được năng lực bản thân.

Biết rõ những điều sếp không thích

Mỗi người luôn có những quy tắc và sở thích riêng, với sếp cũng vậy. Vì thế bạn cần phải tìm hiểu để tránh mắc những sai lầm không đáng có. Ví dụ, nếu sếp bạn không thích bị làm phiền vào đầu giờ làm việc buổi sáng thì bạn nên tránh tìm gặp sếp nếu không có việc gì quá gấp.

Đoán trước được nhu cầu của sếp

Khi đã làm việc cùng sếp một thời gian bạn cần nhận ra được những mong muốn của sếp trước khi ông/bà ấy nói ra. Ví dụ, bạn hiểu sếp muốn công việc này được làm theo cách nào và bạn nói luôn với sếp kế hoạch đó của bạn. Chắc chắn bạn sẽ nhận được một điểm A từ sếp.

Luôn nhìn nhận mọi việc với vai trò người quản lý

Tất nhiên trước hết bạn vẫn cần phải hoàn thành công việc của một nhân viên nhưng bạn vẫn cần phải thường xuyên quan sát và học hỏi cách làm việc của những người quản lý trong công ty. Bạn cần phải biết công việc của một người quản lý khác biệt thế nào so với công việc của một nhân viên và họ thường gặp những vấn đề gì vướng mắc…

( Xem thêm: Công trình sơn epoxy )

Tự mở rộng kiến thức

Ngoài việc hỗ trợ để hoàn thiện ý tưởng của người khác, đôi khi bạn cũng nên tự đưa ra ý kiến của bản thân. Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích lũy kiến thức của bản thân sau một thời gian bạn sẽ chứng tỏ được với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên có năng lực và chăm chỉ.

Biết cách thể hiện quan điểm của cá nhân

Tranh luận với sếp về mọi vấn đề, công việc được giao không phải là một cách hay để gây ấn tượng với sếp, nhưng cũng không có nghĩa là bạn luôn vui vẻ chấp nhận mọi yêu cầu, quyết định mà sếp đưa ra nhằm làm sếp vui. Một nhân viên giỏi phải là người thực sự hiểu rõ họ đang làm gì, từ đó nhận ra được điểm tốt và chưa tốt trong công việc. Điều đó có nghĩa là bạn cần thể hiện sự nhiệt tình trong công việc và biết nói lên quan điểm của bản thân đúng lúc đúng chỗ.

Có gu ăn mặc và trang điểm

Với các bạn nữ, có gu ăn mặc và trang điểm không đồng nghĩa với việc bạn phải là một cô nàng xinh đẹp. Việc lựa chọn một phong cách trang điểm, ăn mặc phù hợp với bản thân, đó cũng là sự khéo léo của một nhân viên thông minh. Bạn giỏi giang, tháo vát, khéo léo và luôn biết được giá trị của bản thân mình thì không có lý gì mà sếp lại không cất nhắc. Luôn biết dung hòa mọi thứ xung quanh mình, luôn biết cách làm mình được tỏa sáng là phong thái của một nhân viên chuyên nghiệp thời hiện đại.

About Nặc danh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK