Trả lương là một sự đầu tư chiến lược tài chính

Lương là chi phí để trả cho nhân viên hay là khoản đầu tư chiến lược. Mức lương như thế nào là phù hợp. Làm thế nào để trả lương cho hợp lý, đúng người, đúng việc, tối ưu cơ mà hợp cả tình nữa?

Có lẽ Trả lương là một sự đầu tư chiến lược tài chính


Nếu bạn xem việc trả lương là một sự đầu tư. Doanh nghiệp thường trả lương cơ bản cao để thu hút người có năng lực. Họ coi đây như một sự đầu tư về chất xám để có thể mang lại hiệu quả công việc cao nhất cho công ty.





Nếu bạn xem tiền lương là một khoản chi phí trong chiến lược tài chính. Thông thường, bạn sẽ trả lương cơ bản thấp để tìm giải pháp an toàn nếu năng suất lao động thấp. Với cách này, doanh nghiệp có thể an toàn về tài chính nhưng sẽ không níu giữ được nhân viên lâu dài. Bởi nếu lương thấp không đủ để chi trả cho cuộc sống thì những nhân viên ấy đi làm mà chỉ nghĩ đến việc tìm chỗ nào tốt hơn để nhảy việc. Cùng năng lực như nhau tất nhiên chỗ nào trả cao hơn ta sẽ tìm đến.

Chẳng doanh nghiệp nào muốn biến mình thành trường đào tạo nghề có trả lương, nhưng làm thế nào khi những nhân viên ta mất bao công đào tạo, đến lúc họ biết việc thì họ lại đòi chuyển việc?

Có rất nhiều cách thức trả lương khác nhau đã được các chuyên gia công thức hóa như HAY, 3P…Các hình thức trả lương theo giờ, lương khoán theo sản phẩm…Tất cả các hình thức này đều có ưu điểm cũng như nhược điểm riêng và không có một mẫu chung nào cho tất cả các doanh nghiệp, do đó, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một cách riêng sao cho hợp lý nhất. ( Xem thêm: thi công sơn chuyên nghiệp )

Hai cách được áp dụng nhiều nhất là HAY (đánh giá công việc, không đánh giá con người) và 3P (trả lương dựa trên 3 tiêu chí rõ ràng là chức danh, năng lực cá nhân và thành tích đạt được).

Hiện nay, đối với các nhân viên kinh doanh, hình thức trả lương theo doanh số đang rất thịnh hành. Cách trả lương này tạo động lực cho nhân viên làm việc hết mình. Bán được nhiều sản phẩm thì lương càng cao. Đây cũng là một hình thức được khá nhiều doanh nghiệp trẻ Việt Nam áp dụng.

Nhìn chung, dù có áp dụng cách thức nào, hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp cần đáp ứng được ba yêu cầu: cân bằng trong nội bộ, phân cấp ngạch bậc và cạnh tranh với thị trường.

Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với việc kinh doanh. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả nhất khi họ nhận được một mức lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Vì thế, để có thể hợp tác về lâu về dài, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chút lợi nhuận của bản thân và thay vào đó là tăng thêm thu nhập cho nhân viên. Đến lúc kinh tế khó khăn các nhà lãnh đạo mới “thấm” được ý nghĩa của sự “sẻ chia lợi nhuận” này.



Làm thế nào để nhân viên nhân sự được tăng lương, làm thế nào để có mức thu nhập cao hơn là câu hỏi của hầu hết những bạn đã, đang và sẽ đi làm nghề nhân sự.

Bạn muốn có mức thu nhập cao hơn, bạn có thể nhảy việc, thay đổi nghề nghiệp, làm thêm hoặc thăng tiến ngay với công việc hiện bạn đang làm, quan trọng là bạn phải biết tự tạo cơ hội cho chính mình..

Bạn đã gặp bao nhiêu người, và bao nhiêu người trong số họ đã nằm trong mạng lưới các mối quan hệ của bạn?

Bạn có tham gia hiệp hội nghề Nhân sự, Quản lý nhân sự, Hrday hay chuyên môn nào không?
Bạn có nói chuyện với các công ty tuyển dụng không? ( Xem thêm: thi công sơn giá rẻ tphcm )

Để giúp các bạn trả lời câu hỏi “Làm thế nào để được tăng lương? Làm thế nào để có mức thu nhập cao hơn?”, các nhà quản lý nhân sự đã đưa ra một số lời khuyên giúp bạn có thể đạt được nguyện vọng của mình.

1. Tìm hiểu chính mình

Trước hết bạn nên tìm hiểu lý do tại sao bạn đang chững lại hoặc không tiến lên được nữa. Đừng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề trong công việc của mình mà bạn hãy xem lại các kiến thức của mình đã quá lỗi thời hay tại kỹ năng mềm của mình chưa tốt… Một cách để xác định xem bạn đã tốt công việc của mình chưa là xem lại resume và tự hỏi bạn đã làm được những gì trong 12 tháng qua để có thể đưa vào resume. Nếu bạn không biết bổ sung thêm thông tin gì, có nghĩa là bạn đang chìm dần.

2. Xác định rõ ràng bạn muốn đi đến đâu?

Hãy tưởng tượng bạn sẽ ở đâu trong vòng 1, 3 hay 5 năm tới. Viễn cảnh này phải bao gồm cả việc kiểu công việc, địa điểm làm việc, công ty và thậm chí cả mức lương bạn muốn. Theo cách này, bạn sẽ có một mục tiêu trong đầu và có thể lựa chọn tốt hơn. Bạn cần phải biết mình muốn đi đến đâu thì mới có thể hy vọng đến được đó.

3. Đặt mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống:

Các nhà quản lý thường đặt ra các mục tiêu cụ thể trong công việc như tăng thêm thị phần hoặc gặp thêm bao nhiêu khách hàng. Hãy học tập họ, bạn nên dành thêm thời gian cho công việc và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của người lao động. Bên cạnh đó, bạn nên đặt mục tiêu và nỗ lực gấp đôi để phát triển các mối quan hệ mới. Hãy cố gắng mời ai đó đi ăn trưa hoặc ăn tối ít nhất một tháng một lần. Nếu làm được điều này, thì mỗi năm bạn đã có thêm 24 mối quan hệ mới.

4. Học hỏi là một lộ trình:

“Học, học nữa, học mãi, không chỉ học từ người này, mà còn học từ nhiều người khác” Không phải là học hỏi những kinh nghiệm chung chung, mà là với mỗi cấp độ công việc thì cần học hỏi một loại kinh nghiệm khác nhau theo từng thang bậc, từ vị trí chuyên viên, sau đó lên vị trí quản lý cấp trung và cuối cùng là quản lý cấp cao. Ai thường xuyên học hỏi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc một cách nhuần nhuyễn thì người ấy có nhiều cơ hội được “lên lương” hơn.

Ngoài ra, việc bạn tích cực tham gia các khóa đào tạo nhân sự do công ty/cơ quan tài trợ hoặc do chính bạn bỏ tiền chi trả cũng mang lại những lợi ích không nhỏ, điều này giúp bạn không chỉ trở thành nhà quản lý tốt hơn mà còn là một con người hoàn thiện hơn. Khi đó nhất định bạn sẽ sẵn sàng để có một vị sếp tốt hơn, một đội ngũ làm việc tốt hơn, những con số tốt hơn và cơ hội thăng tiến là hoàn toàn có thể.

5. Tích lũy kỹ năng làm việc:

Đừng vội chán nản và bỏ việc ngay khi gặp phải những điều không vừa ý. Đây là cơ hội để bạn nên tích lũy kinh nghiệm làm việc. Những kinh nghiệm làm việc liên phòng ban, sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong công việc hiện tại và cả sau này khi bạn được thăng tiến hoặc chuyển đổi công việc khác, chỗ làm khác:

– Chuẩn hóa các quy trình hoặc thủ tục một phòng, một ban hoặc liên phòng ban.

– Cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

– Thiết kế lại các quy trình hoạt động quan trọng.

– Phụ trách dự án có nhiều cá nhân cả trong và ngoài doanh nghiệp cùng tham gia.

– Quản lý dự án và nhóm có thành viên đến từ nhiều phòng, ban khác trong doanh nghiệp.

Mỗi cấp độ vị trí làm việc cần nhiều loại kinh nghiệm khác nhau, nếu bạn muốn lên đến vị trí quản lý cấp trung thì những kinh nghiệm cần học hỏi để thành công sẽ là:

– Giải quyết một đơn vị đang có xung đột trong tổ chức.

– Tham gia đàm phán thỏa thuận về lao động.

– Giúp nhân viên vượt qua các khó khăn trong hiệu quả làm việc.

– Phát triển nhóm.

– Quản lý một đơn vị mà cấp quản lý và nhân viên đang mất tin tưởng lẫn nhau.

– Giải tán một chức năng quan trọng trong tổ chức. ( Xem thêm: thi công sơn epoxy )

Ngoài ra, những điều không thể thiếu của một vị lãnh đạo có năng lực là:

– Ra quyết định về các vấn đề có khả năng rủi ro cao, nhất là về tài chính.

– Giải quyết các tình huống khủng hoảng.

– Tái cơ cấu việc đầu tư.

– Thiết lập phòng ban, đơn vị chức năng mới.

– Nhận vực dậy một đơn vị yếu kém và phức tạp.

– Quan hệ tốt với mọi người.

– Nhận trách nhiệm trong mọi tình huống.

– Luôn theo đuổi kết quả.

– Luôn rộng mở với các ý kiến phản hồi.

Các công ty săn đầu người luôn tìm kiếm, quan sát và nghe ngóng thông tin về những ứng viên tiềm năng từ bạn bè và đồng nghiệp của họ. Hãy nỗ lực học tập, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng các mối quan hệ từ bây giờ, cơ hội tăng lương, tăng thu nhập là trong tầm tay của bạn.

About Nặc danh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK