Những tố chất của người làm nhân sự

Dù bạn có ở bên nào, tôi nghĩ cũng phải có 1 số phẩm chất gốc. Nếu “chu đáo với con người” là điều kiện tiên quyết khi làm trong lĩnh vực Nhân sự, thì những phẩm chất lõi khác cần có trong nghề nghiệp này là gì?



1. Sống bắng trái tim

Cho dù bạn đã yêu hay đã làm nghề Nhân sự, bạn nên thật sự rõ ràng tại sao bại lại làm nghề này. Vì sản phẩm và dịch vụ của chúng ta liên quan đến con người (thực, đang hiện hữu). Và con người thì luôn nhạy cảm, dễ thay đổi, luôn ở thể động. Chính vì thế mà chúng ta là những chuyên gia sống theo trái tim. Bạn sống theo trái tim tức là chọn nghề Nhân sự bởi vì trái tim sẽ dẫn đường cho bạn, bạn tin tưởng vào nó và bạn thực sự yêu người. Lĩnh vực nhân sự phải là lĩnh vực dịch vụ bạn quan tâm cuối cùng nên nếu bạn vẫn còn để tâm trí vào các lĩnh vực khác, bạn nên nghỉ làm nhân sự. Sống bằng trái tim cũng tốt cho chính trái tim của bạn – nó sẽ giúp bạn sống lâu hơn.

2. Đồng cảm

Nếu quan tâm, chu đáo với con người là yếu tố bản chất đủ để làm việc trong lĩnh vực Nhân sự thì Đồng cảm sẽ là hành vi biểu hiện ra bên ngoài hàng ngày. Người làm Nhân sự giỏi là người lo cùng mọi người (chú ý: lo cùng khác với lo cho mọi người). Việc “lo cùng” này bao phủ toàn bộ các công việc từ lúc các ứng viên ứng tuyển cho đến các nhân viên nghỉ việc. Đồng cảm làm nguồn nhân lực mang tính người (không vô tri vô giác). Theo nghiên cứu, sự đồng cảm (liên kết chặt chẽ với trí tuệ cảm xúc) là một trong ba kỹ năng cần thiết hàng đầu cho các nhà lãnh đạo hiện nay.

3. Tin cậy

Tin cậy có nghĩa là làm những gì bạn nói. Tin cậy từ việc đồng hành với các nhân viên, các ứng cử viên cho tới tư vấn về các vấn đề tâm lý. Nhân sự cần trở thành một chiếc Compa Đạo đức cho tổ chức. Tin cậy còn có nghĩa là “phù hợp và có căn cứ” và nó chính là loại hành vi mà bạn nên mong đợi từ quản lý nhân sự của bạn. Như ở trên, con người hay thay đổi, nhạy cảm, ở thể động do đó người tiến hành các dự án liên quan đến con người nên có bản chất nhất quán và đáng tin cậy.

4. Hữu ích

Nếu tôi có thể được dự đoán xu hướng trong tương lai gần, thì đấy chính là: Lĩnh vực Nhân sự đang tiếp cận tới Hữu ích trong năm nay. Đây là tuyên bố giá trị mới của chúng tôi. Để thực sự tác động vào con người, văn hóa, và chiến lược nó bắt đầu bằng sự hữu ích. Sự hữu ích là việc tập trung vào việc có hiệu quả, hiệu quả hơn nữa. Sự hữu ích là trở thành cầu nối, kết nối mọi người với các dịch vụ, con người với kiến thức, hoặc giữa người với người. Sự hữu ích có thể thúc đẩy công việc của HR.

Nếu triết lý số 1 của Nhân sự là sự hữu ích, thì sự thay đổi nào chúng ta sẽ nhìn thấy?

Sự nghiệp nghề nhân sự của bạn sẽ là những gì bạn làm cho nghề, nó là thương hiệu của bạn. Ngay cả khi nếu tôi bỏ 4 phẩm chất ở trên, nhưng tôi vẫn được biết đến là một người chu đáo, thì tôi muốn nói rằng tôi đã làm công việc tốt.

9 năng lực cốt lõi của một chuyên viên HR

Năng lực là các đặc điểm cá nhân, bao gồm kiến thức, kỹ năng, khả năng, hình ảnh bản thân, các đặc trưng, tư duy, cảm xúc và cách thức suy nghĩ được sử dụng với vai trò thích hợp, giúp đạt được kết quả mong muốn. Các năng lực đóng góp cho thành tích cá nhân gương mẫu tạo nên ảnh hưởng hợp lý đến hoạt động kinh doanh.Xem thêm các định nghĩa ở đây: Định nghĩa “năng lực” trong quá trình xây dựng từ điển năng lực… ?


Mô hình năng lực “Cộng đồng Quản trị Nguồn nhân lực” (Society for Human Resource Management-SHRM)” đối với các chuyên viên HR bao gồm 9 năng lực chính sau:
– Năng lực chuyên môn HR
– Năng lực quản lý các mối quan hệ
– Năng lực cố vấn
– Năng lực lãnh đạo và định hướng
– Năng lực truyền thông
– Năng lực đa dạng và thích ứng
– Năng lực thực hành đạo đức
– Năng lực đánh giá chính xác
– Năng lực nhạy bén trong kinh doanh
Sau đây là định nghĩa 9 năng lực của SHRM

1. Năng lực chuyên môn HR

– Khả năng vận dụng các nguyên tắc và thực hành Quản trị Nguồn nhân lực để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp như: Phát triển Nguồn nhân lực, trả lương và phúc lợi, quản trị rủi ro, quan hệ lao động…

2. Quản lý các mối quan hệ

– Khả năng quản lý sự các tương tác cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tổ chức. Đây là khả năng xây dựng các mối quan hệ một cách hiệu quả, sử dụng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức để giúp ích cho công việc.

3. Năng lực cố vấn

– Khả năng để cung cấp các chỉ dẫn cho các bên hữu quan. Năng lực này bao gồm các kỹ năng huấn luyện, tính linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, khả năng quản lý thời gian nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp, nhân viên hay tạo ra các thay đổi cụ thể về văn hóa, cấu trúc, đào tạo…trong doanh nghiệp.

4. Năng lực lãnh đạo và định hướng

– Khả năng chỉ đạo và đóng góp các sáng kiến cùng các quá trình trong tổ chức bao gồm các kỹ năng gây ảnh hưởng, quản lý dự án, định hướng mục tiêu, thiết lập tầm nhìn cho các sáng kiến nhân sự và xây dựng mối liên kết giữa các giới hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức, dẫn dắt tổ chức vượt qua các khó khăn cùng với thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nhân viên, đồng nghiệp khi đề xuất ý kiến mới.

5. Năng lực truyền thông

– Đây là khả năng trao đổi một cách hiệu quả với các bên hữu quan. Có thể trình bày thông tin một cách rõ ràng xúc tích thông qua việc nói, viết, các công cụ điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác. Năng lực này cũng bao gồm việc lắng nghe tích cực, đảm bảo thông tin được chạy thông suốt trong và bên ngoài tổ chức.

6. Năng lực đa dạng và thích ứng

– Điều chỉnh cách thức hành xử để làm việc một cách hiệu quả và hiệu năng khi có thông tin mới, tình huống thay đổi hay/hoặc trong một môi trường khác. Đây là năng lực bao gồm khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường văn hóa đa dạng, khả năng thích ứng và cởi mở với các ý tưởng, sáng kiến mới, khả năng tự nhận thức và sẵn sàng học hỏi từ người khác.

7. Năng lực thực hành đạo đức

– Khả năng hỗ trợ và phát huy các giá trị, nguyên tắc của tổ chức cũng như xã hội. Năng lực này bao gồm các hạng mục năng lực chính: khả năng xây dựng niềm tin, sự liên chính cá nhân, sự dũng cảm trong quá trình làm việc

8. Năng lực đánh giá chính xác

– Khả năng diễn giải các thông tin trong việc đưa ra các quyết định và đề xuất kinh doanh. Đây là năng lực bao gồm các kỹ năng đo lường và đánh giá, sự khách quan, tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định và quản trị tri thức.

9. Năng lực nhạy bén trong kinh doanh

– Khả năng thấu hiểu và ứng dụng thông tin trong việc đóng góp vào các chiến lược của tổ chức. Năng lực này bao gồm các năng lực con như: vận dụng chiến lược linh hoạt, khả năng áp dụng kiến thức kinh doanh, tư duy hệ thống, nhận thức kinh tế, kiến thức sales và marketing, kiến thức công nghệ, kiến thức về thị trường lao động, kiến thức vận hành kinh doanh và logistics…

Triết lý cục kẹo và câu chuyện dùng người

Triết lý cục kẹo và câu chuyện về cách dùng người: Như Peter Ferdinand Drucker đã từng nói: Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ.

Câu chuyện hôm nay liên quan đến việc quản lý. Một lãnh đạo tài năng phải biết cách khơi gợi tài năng của nhân viên tạo cho nhân viên một không gian “mở” để phát huy tài năng.

Làm việc hiệu quả

Chuyện kể rằng, ở một công ty nọ được điều hành bởi CEO là Sử Tử dũng mãnh. Dưới trướng Sư tử là chú Kiến, nhân viên phòng Marketing – một nhân viên mẫn cán, luôn chăm chỉ, đảm nhận hết mọi công việc, luôn vui vẻ, hoàn thành tốt công việc.

Quản lý theo nhiều tầng lớp

Một ngày nọ, CEO Sư Tử chợt nghĩ, “Kiến ta chẳng ai giám sát mà công việc đã hiệu quả thế này, nếu được giám sát chắc hiệu quả công việc sẽ còn tốt hơn”. Nghĩ vậy, chú bèn tuyển Gián về làm giám sát.

Ngày đầu đi làm, Gián yêu cầu gắn thẻ từ để check log đúng giờ. Có chức vụ, Gián cũng cần một thư ký để thay nó làm mọi việc vặt khi cần, và thế là chú tuyển Nhện để quản lý, báo cáo và nhận các cuộc gọi.


Có chuyên gia, những báo cáo Gián gửi lên đều làm Sư Tử rất hài lòng, còn yêu cần Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường…để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị.

Vậy là Gián mua một cái laptop mới cùng với hệ thống máy in, máy scan…đủ cả. Ngoài ra, Gián cũng tuyển thêm Ruồi làm quản lý bộ phận IT.

Và kết quả trái ngược với mong đợi …

Quay lại với chú Kiến chăm chỉ ngày nào, giờ rất khó chịu vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó. Nó bắt đầu chểnh mảng, chỉ làm những gì được giao đúng chức trách phận sự của mình.

Trong khi đó, CEO Sư Tử bỗng nghĩ, “cần một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà Kiến đang làm việc”. Thế là Ve Sầu được tuyển dụng.

Cũng như Gián, có chức quyền địa vị, Ve Sầu cũng quyết định phải cho bản thân hưởng thụ, lập tức mua sắm thêm một số vật dụng phục vụ riêng nhu cầu nó như bàn ghế, máy tính…và đặc biệt, cần tuyển thêm một thư ký riêng để giúp nó chuẩn bị Kế hoạch, kiểm soát mọi công việc, thế là Sóc Nâu được tuyển dụng…

Kết quả của một giải pháp sai …

Văn phòng nơi Kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu.

Thấy thế quản lý Ve Sầu thuyết phục lãnh đạo Sư Tử rằng cần có một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây. Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi Kiến làm việc, Sư Tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.

Thế là Sư Tử thuê Công ty Cú, là một doanh nghiệp cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết. Công ty Cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ lên đến vài quyển, và đi đến kết luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên”.

Thực ra, câu chuyện nay hiện diễn ra ở khắp nơi, chỉ có điều chúng ta chưa kịp, hoặc không muốn nhận ra hoặc là, có khi đã nhận ra mà không muốn thay đổi. Quá nhiều doanh nghiệp hiện có bộ máy quản lý cồng kềnh, hiệu quả công việc thấp.

Bài học rút ra cho CEO Sư Tử
Khi bạn tuyển nhân viên, bạn phải có niềm tin về việc nhân viên tự biết phải làm gì trong khả năng của họ. Hãy để họ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và dần dần tiến bộ mà không cần phải giám sát quá chặt chẽ. Sai lầm đầu tiên của Sư Tử chính là tuyển “giám sát viên” Gián trong khi tự bản thân Kiến đã quản lý và thực hiện rất tốt công việc của mình.

Tạo “đất” cho nhân viên làm việc là một kỹ thuật quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực và khát vọng thành đạt của nhân viên; mặt khác nó là cách giữ gìn và phát triển hữu hiệu nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty. Một quản lý giỏi là một quản lý biết giúp nhân viên phát huy hết khả năng của họ chứ không phải thay nhân viên làm hết mọi việc.

Sư Tử đã tạo ra môi trường làm việc quá áp lực, khiến nhân viên kiến nản chí, mệt mỏi và không có động lực làm việc, dẫn đến năng suất giảm xuống trầm trọng.

Quay trở lại câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Dù sư phụ Đường Tăng được cho là bất tài, nhưng lại là một nhà quản lý giỏi. Ông biết cho các đệ tử tài ba của mình “đất” để phát triển tài năng. Do vậy, những đệ tử, những nhân viên tài giỏi như Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng có thể phát huy hết khả năng của mình giúp Đường Tăng hoàn thành sứ mệnh.

Triết lý “cục kẹo”

Nhà lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách thưởng phạt phân minh để khích lệ nhân viên. Trong tâm lý học có một triết lý được gọi là triết lý “cục kẹo” – đại ý là: “Khi bạn cho ai đó một thứ gì quá thường xuyên, nhiều khi họ không nghĩ đó là một món quà mà họ nghĩ đó lại là bổn phận, là trách nhiệm mà bạn phải làm cho họ. Đến một ngày, khi bạn không cho họ thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt. Cũng như với 1 đứa trẻ, dù bạn có cho nó kẹo mỗi ngày, nó sẽ chỉ nhớ duy nhất ngày mà bạn đã không cho”.

Cũng vậy, trong công việc, hầu như vị sếp nào cũng muốn nhân viên “hãy làm nhiều hơn, hãy đi sớm hơn, hãy về trễ hơn”, nhưng nếu các “sếp” đều hiểu rằng về trễ không có nghĩa ngày nào cũng phải về trễ, mà chỉ khi nào có nhiều việc, thì mới cần sự hy sinh thêm giờ làm của nhân viên. Và khi người nhân viên chấp nhận bỏ thời gian dành cho gia đình, làm ngoài giờ để hoàn thành công việc, họ cần được ghi nhận và khích lệ.

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực ở doanh nghiệp thời nay

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Xã hội ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều tổ chức doanh nghiệp được thành lập. Để doanh nghiệp có thể được thành lập, duy trì và phát triển thì cần có nhiều các yếu tố về vật lực, nhân lực, tài lực… Và những người làm công tác quản lý nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Vậy vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?

Thành viên chiến lược của tổ chức

Nhà quản lý nguồn nhân lực trở thành 1 phần không thể thiếu của nhóm Quản lý cốt lõi ở cấp chiến lược của tổ chức và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách hiện thực hóa các chiến lược đó.

Chuyên gia hành chính nhân sự

Nhà quản lý nguồn nhân lực thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn Quản lý nguồn nhân lực như phân tích công việc, kế hoạch hóa nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lương, phúc lợi, quan hệ lao động… Trong quá khứ thì vai trò này đã từng được tuyệt đối hóa nhưng hiện nay vai trò này được xem như một thang đo tối thiểu trình độ chuyên môn của một chuyên viên quản lý nguồn nhân lực nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất và cao nhất.

Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước quy định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp. Bộ phận quản trị nhân sự còn đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chính sách nhân sự được thực hiện thông qua việc cố vấn cho người đứng đầu tổ chức trong việc đề ra và giải quyết những vấn đề liên quan đến con người trong doanh nghiệp.


Ngoài ra, các chương trình đào tạo đều được bộ phận nhân viên sắp đặt kế hoạch và tổ chức và thường được các bộ phận khác tham khảo ý kiến.

Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các chương trình lương hưu, lương bổng, an toàn lao động. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên có hiệu quả, giúp cho các bộ phận khác đánh giá chính xác việc hoàn thành công việc của nhân viên.

Đại diện cho nhân viên

Nhà Quản lý nguồn nhân lực là những người hiểu được nhân viên và đại diện cho tiếng nói của nhân viên trong các quyết định quản lý. Nhà quản lý cùng với tổ chức cần hiểu được những nguyện vọng của nhân viên và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng đó, đưa ra thảo luận trong Ban quản lý của tổ chức những nhu cầu đó và thể hiện chúng như một trong những mục tiêu chiến lược của tổ chức. Lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người lao động thì không phải lúc nào cũng trùng khớp, điều này đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững các nguyên lý khoa học của Quản lý nguồn nhân lực và phải vận dụng chúng một cách nghệ thuật, linh hoạt.

Là tác nhân cho sự thay đổi/ đổi mới

Nhà quản lý là người luôn đi đầu trong việc thúc đẩy sự đổi mới. Do đó, nhà quản lý cần có khả năng quản lý biến đổi. Vai trò này càng trở nên quan trọng trong thời đại ngày nay nên nhà quản lý cần phải thay đổi, vận hành và quản lý thay đổi kịp thời để hiệu quả thực hiện chiến lược không bị giảm sút.

Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề công nhân bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ công nhân vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự và nhân viên bộ phận nhân sự nắm vững chính sách nhân sự của Nhà nước và doanh nghiệp đảm nhận việc giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể và tư vấn cho người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phức tạp. Như vậy bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò tư vấn cho các nhà quản trị.

Kiểm tra nhân viên

Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không.

Kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.

Kiểm tra thông qua việc đo lường, đánh giá, phân tích các đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, các kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do vắng mặt của nhân viên, các biện pháp kỷ luật, thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự có hiệu quả hơn. Các cuộc kiểm tra các bộ phận quản trị nhân sự phải được thực hiện bằng văn bản thông báo cho các bộ phận được kiểm tra biết và báo cáo lên nhà quản trị cấp trên của doanh nghiệp.

Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp; bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp. Chính vì vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quản trị quan trọng trong mọi doanh nghiệp.

Công ty may đồng phục spa tphcm. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...
CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18(Ms.Nguyệt)
Email: nguyethey@gmail.com
Website: Maula.vn
Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
SP: https://www.dongkhai.com/may-dong-phuc-spa-chuyen-nghiep-va-dang-cap-tai-go-vap-tphcm

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK